(HBĐT) - Trong thời gian qua, một số trang mạng xã hội đưa thông tin so sánh quyền lợi giữa việc tham gia bảo hiểm thương mại và gửi tiền tiết kiệm với quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), tạo tâm lý bất an về chính sách BHXH. Một bộ phận người lao động không nắm được quy định của chính sách BHXH còn băn khoăn, lo lắng về tính ổn định của chính sách BHXH.



Người tham gia BHXH ở TP Hòa Bình được phát lương hưu tại nhà trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19.

Trước hết, phải khẳng định chính sách BHXH là chính sách rất nhân văn của Đảng và Nhà nước, đảm bảo mọi công dân có quyền được hưởng an sinh xã hội. Chính sách này hoàn toàn khác với loại hình bảo hiểm nhân thọ (BHNT). BHXH là loại hình bảo hiểm phi lợi nhuận, còn BHNT nhằm mục đích sinh lời. Như vậy, khoản lời của BHNT được lấy từ chính tiền của người tham gia. Cần lưu ý thù lao cho đại lý của BHNT cao (từ 20 - 25% trong năm đầu, giảm dần trong các năm về sau, nhưng không dưới 5%). 

Về điều kiện, mức phí tham gia:    Đối tượng tham gia BHXH là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, với mức đóng xác định trước là 22% vào quỹ hưu trí, tử tuất. Nhưng đối với BHNT, mặc dù nhìn thoáng qua các gói quyền lợi thấy có vẻ hấp dẫn, nhưng họ đặt ra điều kiện khá ngặt nghèo về tuổi đời, sức khỏe tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm để giảm thiểu rủi ro.

Về quyền lợi: Tiền đóng vào quỹ BHXH được điều chỉnh tăng tương ứng với chỉ số giá tiêu dùng từng năm (CPI) theo quy định của Chính phủ, được công bố tại năm người tham gia hưởng chế độ (chỉ số CPI tăng bình quân 8,1%/năm, tính từ năm 2008 đến nay). Còn BHNT tính theo lãi suất thị trường. Người đang tham gia BHXH khi chết, hoặc bị thương tật vì bất cứ lý do gì, thời gian đã đóng BHXH đều được ghi nhận để tính hưởng BHXH. Người tham gia BHXH, khi đã hưởng lương hưu thì mức lương hưu được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế. Riêng giai đoạn từ năm 2003 đến nay, Chính phủ nhiều lần điều chỉnh lương hưu, với mức tăng từ khoảng 7,5 - 9,3 lần (tùy theo nhóm đối tượng) so với mức lương hưu tại thời điểm năm 2002. Ngoài ra, trong toàn bộ thời gian hưởng lương hưu, quỹ BHXH trả kinh phí để cấp thẻ BHYT và được hưởng các quyền lợi về khám, chữa bệnh bình đẳng với mọi người khác, mà không phụ thuộc vào mức phí tham gia, loại bệnh... Khi người hưởng qua đời, người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm chết, thân nhân được hưởng chế độ tử tuất (trợ cấp hàng tháng hoặc một lần). Đây là ưu điểm vượt trội của BHXH.

Như vậy, có thể nói người tham gia BHXH khi hưởng lương hưu được hưởng nhiều quyền lợi, chính lương hưu mới là cứu cánh cho người lao động khi về già, khi không còn khả năng để lao động tạo thu nhập. Còn đối với BHNT có quy định doanh nghiệp không phải trả tiền bảo hiểm trong một số trường hợp (chết do tự tử trong thời hạn 2 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên, hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm tiếp tục có hiệu lực; chết hoặc bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm, hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng; người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình). Đối với BHNT, quyền lợi được hưởng theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài ra, trong trường hợp rủi ro doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, người tham gia có thể mất hết quyền lợi.

Nếu so sánh giữa tham gia BHXH để hưởng lương hưu và gửi tiết kiệm, về cơ bản cũng tương tự như đã phân tích trong tương quan giữa tham gia BHXH và BHNT. Bởi các ngân hàng cũng hoạt động nhằm mục đích sinh lời, là nghề kinh doanh có lời nhất và cũng có thể bị phá sản. Phần tiền lời đó cũng được lấy chính từ tiền gửi tiết kiệm của người gửi. Khi gửi tiết kiệm, người tham gia được hưởng một khoản tiền lãi theo kỳ hạn của tiền gửi, sau thời gian khoảng 20 - 30 năm thì giá trị của khoản tiền gốc còn lại rất ít. Đây là điều ngược lại với BHXH, khi tiền đóng BHXH được trả lại bằng việc điều chỉnh tăng theo chỉ giá tiêu dùng (CPI) qua từng năm và trở thành căn cứ để tính lương hưu.

Đồng chí Nguyễn Duy Thường, Trưởng phòng Truyền thông và phát triển đối tượng (BHXH tỉnh) cho biết: Trong thời gian qua, công tác truyền thông về chính sách BHXH gặp nhiều khó khăn, do người dân chưa hiểu tường tận những ưu việt của chính sách BHXH. Nhiều người thường bị hấp dẫn bởi số tiền sau khi hết hợp đồng bảo hiểm, mà không nghĩ đến sự an toàn khi về già, ốm đau, bệnh tật... Đối với chính sách BHXH, người lao động khi làm việc được người sử dụng lao động đóng BHXH để hưởng đủ các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất; người đủ 15 tuổi mà không thuộc trường hợp được người sử dụng đóng BHXH, được tham gia BHXH tự nguyện để hưởng chế độ hưu trí, tử tuất. Người tham gia BHXH tự nguyện còn được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng khi tham gia BHXH tự nguyện, với thời gian hỗ trợ tối đa 10 năm… 

 Việt Lâm

Các tin khác


Dự kiến ngày 22/4 thông đường sắt Bắc - Nam sau sự cố sạt lở hầm Bãi Gió

Bộ Giao thông vận tải đang chỉ đạo huy động lực lượng, phương án khắc phục ngày đêm, đảm bảo an toàn tuyệt đối, với mục tiêu ngày 22/4 hoàn thành xử lý sự cố sạt lở hầm Bãi Gió để thông tàu Bắc - Nam.

Ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên 

Chiều 16/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), Tỉnh Đoàn Hoà Bình tổ chức ký kết chương trình phối hợp công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, thanh niên giai đoạn 2024 - 2027 nhằm đẩy mạnh và phát huy vai trò của các cơ quan liên quan trong quá trình phối hợp triển khai nhiệm vụ. 

Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại tỉnh Sơn La

Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức chương trình "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2024 tại xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.

Nâng cao quyền năng cho phụ nữ

Dự án "Nâng cao quyền năng cho phụ nữ thông qua tiếp cận Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình” tại địa bàn 2 huyện Yên Thủy, Lạc Sơn đã đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần giải quyết các vấn đề mang tính cấp thiết và có biện pháp ứng phó giảm thiểu các rủi ro cho phụ nữ vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Dự án cũng nhằm nâng cao nhận thức về Luật An ninh mạng, Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó nâng cao quyền năng cho phụ nữ, đặc biệt là quyền quyết định trong gia đình và quyền năng kinh tế thông qua việc sử dụng môi trường mạng an toàn, lành mạnh, hiệu quả.

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ 1/7/2024 tác động thế nào tới lương hưu?

Từ 1/7/2024, lương tối thiểu vùng sẽ tăng 6% so với hiện nay. Cùng với đó, các cơ quan liên quan đang xây dựng phương án điều chỉnh lương hưu. Dự thảo tờ trình Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng đang được lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan.

Triển khai công tác lao động, người có công và xã hội quý II

Ngày 15/4, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị sơ kết công tác quý I, triển khai nhiệm vụ công tác quý II/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục