(HBĐT) - Những năm qua, huyện Kim Bôi tích cực phối hợp, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, duy tu, bảo dưỡng công trình sau đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất. Qua đó, góp phần tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đời sống của đồng bào các DTTS được cải thiện rõ nét.

 


Từ các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, người dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) chuyển đổi trồng cây ăn quả có múi để nâng cao hiệu quả kinh tế.

Giai đoạn 2016 - 2020, huyện thực hiện hiệu quả việc lồng ghép các nguồn vốn từ các dự án ODA, Chương trình 135... Trong đó, Chương trình 135 được thực hiện trên địa bàn 16 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) và 15 thôn ĐBKK của các xã khu vực II. Với tổng kinh phí thực hiện trên 110.320 triệu đồng, đã có 261 công trình cơ sở hạ tầng (CSHT) thiết yếu (đường giao thông, trường học, thủy lợi...) được đầu tư xây dựng. Việc huy động các nguồn vốn hỗ trợ xây dựng CSHT nông nghiệp đã hỗ trợ các xã xây dựng, sửa chữa nhiều công trình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ tổng kinh phí trên 149 tỷ đồng, gần 100 km kênh mương, trên 52 km đường giao thông nội đồng được xây mới; sửa chữa, nâng cấp nhiều hồ, đập, trạm bơm. Các công trình thi công đảm bảo chất lượng, sau khi nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, khai thác phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến quan trọng trong kết cấu hạ tầng KT-XH vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao đời sống người dân, thay đổi diện mạo nông thôn của huyện.

Cùng với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH, huyện đặc biệt quan tâm đến việc tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS. Trong 5 năm, huyện đã tổ chức trên 1.800 lớp đào tạo nghề, tập huấn KHKT cho trên 89.300 lượt người. Năm 2020, huyện hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế cho người dân 15 xã với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng, trong đó, vốn người dân đóng góp trên 562 triệu đồng; đến nay đã giải ngân trên 4 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch. Phòng Dân tộc huyện thực hiện 1 mô hình nuôi gà hữu cơ thả vườn cho các xã ĐBKK, 1 mô hình phối giống nhân tạo đàn bò cho 10 xã ĐBKK, tổng kinh phí thực hiện trên 570 triệu đồng. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo nuôi bò lai sinh sản được triển khai tại 3 xã (Cuối Hạ, Mỵ Hoà, Đú Sáng), tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng, đã giải ngân 100% kế hoạch vốn giao.

Ngoài ra, các chính sách hỗ   trợ đối với người nghèo được triển khai đồng bộ, kịp thời, công khai, minh bạch. Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS được quan tâm, hỗ trợ. Công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho vùng đồng bào DTTS được chú trọng…

Đồng chí Bùi Quang Hợp, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện cho biết: Với sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền cùng sự nỗ lực của đồng bào các DTTS, diện mạo nông thôn huyện ngày càng đổi khác, đời sống đồng bào DTTS từng bước được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 35,04%, đến nay giảm còn 9,85%. Căn cứ Quyết định số 2115/QĐ-TTg, ngày 7/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả rà soát đánh giá huyện nghèo của huyện đạt 51 điểm/3 nhóm điểm. Điều này đồng nghĩa huyện đã  thoát khỏi tình trạng ĐBKK (thời điểm rà soát tháng 9/2017), đạt kế hoạch đề ra.

Đến nay, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn huyện ước đạt 3,59%, GRDP bình quân ước đạt 33 triệu đồng/người. Chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được nâng cao, toàn huyện có 42 trường chuẩn quốc gia; 100% học sinh là con hộ nghèo người DTTS trên địa bàn các xã, thôn, bản ĐBKK được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 98%; tỷ lệ hộ được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh 95%; 100% xã có điện lưới quốc gia, có đường ô tô đến trung tâm xã.


Thu Hằng

Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục