(HBĐT) - Trong ánh đèn nhấp nháy, tiếng nhạc sàn chát chúa, tiếng thủy tinh đanh lảnh sau mỗi lần chạm ly... Nhưng không khó để tôi nghe rõ cuộc giao dịch "mua áo, bán quần” giữa anh bạn và "đào” công khai nơi phòng hát của một quán karaoke giữa lòng TP Hòa Bình... Cuộc giao dịch kết thúc cũng là lúc những "đôi bàn tay vàng” rung theo điệu nhạc trên phần da thịt trần trụi.


Lực lượng chức năng bắt giữ các đối tượng hoạt động mại dâm tại nhà nghỉ Thu Thủy, xóm Đỉnh Cun,
 xã Thu Phong (Cao Phong).

Theo Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), tệ nạn mại dâm (TNMD) trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có 1.115 cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm (HĐMD). Trong đó, có 10 cơ sở massage, 350 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 150 quán cafe giải khát, 45 khách sạn, 420 nhà nghỉ, 140 điểm du lịch loại hình homestay. Trong năm 2021, lực lượng chức năng toàn tỉnh đã phát hiện, bắt 11 vụ, 47 đối tượng liên quan đến HĐMD. 

Điển hình như ngày 6/1/2021, tại xã Đồng Tân, Công an huyện (CAH) Mai Châu phá chuyên án, bắt quả tang 2 đôi nam nữ mua bán dâm (MBD) tại phòng trọ của Lý Thị Lâm, trú tại xã Đồng Tân. Qua đấu tranh các đối tượng khai nhận MBD dưới sự sắp xếp của Lâm. Ngày 24/3/2021, tại nhà Trần Văn Đủ, trú tại xã Hòa Sơn, CAH Lương Sơn phát hiện, bắt quả tang 2 đôi nam nữ MBD dưới sự sắp xếp của Trần Văn Đủ; ngày 6 và 19/4/2021, cũng tại xã Hòa Sơn, Công an huyện tiếp tục bắt quả tang tại 2 phòng của quán cafe do Nguyễn Phương Thảo Linh, trú tại huyện Ba Vì (TP Hà Nội) làm chủ tổ chức cho 2 đôi nam nữ MBD, 3 đôi nam nữ MBD tại quán cà phê do Lê Thị Hương và Phan Tiến Đạt, thường trú tại huyện Trấn Yên (Yên Bái) làm chủ; ngày 21/6/2021, tại nhà nghỉ Như Ý thuộc tổ 16, phường Tân Thịnh, Công an TP Hòa Bình phá 2 chuyên án, bắt 7 đối tượng HĐMD (trong đó 3 đối tượng môi giới, 4 đối tượng MBD); ngày 26/6/2021, tại quán cafe Tùng Dương thuộc xã Đông Bắc, Công an huyện Kim Bôi phối hợp Phòng PC02, PA07 (Công an tỉnh) phát hiện, bắt 3 đối tượng HĐMD (trong đó 2 đối tượng MBD, 1 đối tượng môi giới); Ngày 6/9/2021, tại nhà nghỉ Thu Thủy,  xã Thu Phong và nhà nghỉ K2, xã Tây Phong (Cao Phong), CAH Cao Phong chủ trì, phối hợp Phòng PC02, PA06 phá chuyên án HĐMD và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bắt quả tang 3 đôi nam nữ MBD tại 3 phòng ở nhà nghỉ Thu Thủy và 9 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy tại nhà nghỉ K2; ngày 24/12/2021, tại khách sạn Sakura, Công an TP Hòa Bình phối hợp Phòng PC02, Cục C02 (Bộ Công an) bắt quả tang 6 đối tượng MBD; ngày 28/1/2022, tại khách sạn AP Plaza, Phòng PC02 phá chuyên án, bắt quả tang 2 đôi nam nữ MBD, điều tra mở rộng bắt, tạm giữ hình sự 3 đối tượng môi giới mại dâm... Đại tá Trần Mạnh Hải cho biết: Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tập trung đấu tranh mạnh với loại tội phạm này. Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2021, lực lượng chức năng đã đấu tranh, triệt phá 46 vụ liên quan đến HĐMD, bắt 191 đối tượng hoạt động mại dâm. Kết quả đó cho thấy, công tác đấu tranh với loại tội phạm này luôn được các cấp, ngành, địa phương chú trọng. Tuy nhiên, để đấu tranh với tội phạm, TNMD vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, tình hình TNMD trên địa bàn tỉnh thời gian qua có những chuyển biến tích cực, không phát sinh các tụ điểm nóng gây bức xúc trong dư luận, tuy nhiên vẫn còn có những diễn biến phức tạp tại các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, điểm massage, karaoke và một số khu du lịch. HĐMD ở các địa bàn giáp ranh, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm mặc dù đã giảm nhưng tính chất, mức độ, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, trá hình. Phương thức hoạt động mại dâm và môi giới mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức. Trong đó nổi lên là tình trạng gái gọi, gái bao, dịch vụ phục vụ karaoke, quán ăn... vẫn là chủ yếu. Đối tượng bán dâm thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, không có nơi cư trú ổn định nên rất khó kiểm soát, dẫn đến việc khó khăn trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá. Kết quả rà soát năm 2021, toàn tỉnh có 21 người tham gia HĐMD có hồ sơ quản lý; số phụ nữ vắng mặt ở địa phương không rõ lý do, địa chỉ là 174 người. Trên địa bàn tỉnh hiện còn 1 tụ điểm, địa bàn phức tạp về HĐMD thuộc xã Hòa Sơn (Lương Sơn). Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, thống kê trên cũng chỉ mang tính tương đối, con số thực tế có thể còn cao hơn. Do tình hình hoạt động của tội phạm và TNMD rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình.

Xuất phát từ thực tế đó, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền. Với quan điểm đưa công tác tuyên truyền phòng, chống TNMD ngày càng sâu rộng, tạo đồng thuận từ cấp ủy, chính quyền đến các tầng lớp nhân dân. Thời gian qua, thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm (PCMD) của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã triển khai kế hoạch PCMD đến các xã, phường, thị trấn; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu PCMD trong tình hình mới. "Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCMD sâu rộng đến xã, phường, thị trấn, khu dân cư, giúp người dân có nhận thức đúng về TNMD, ảnh hưởng của TNMD đến đời sống xã hội. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về PCMD và duy trì thường xuyên; 100% huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ PCMD với các chương trình KT-XH tại địa phương” - đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chia sẻ.    

Vũ Phong


Các tin khác


Phân bổ 13,5 tỷ đồng thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 714/QĐ-UBND về phương án phân bổ kinh phí hỗ trợ công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ thực hiện Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng năm 2024.

Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục