Chiều 5/4, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hòa Bình phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học "Những vấn đề đặt ra trong quá trình biên soạn sách lịch sử tỉnh Hòa Bình".


Quang cảnh hội thảo.

Cuốn sách Lịch sử tỉnh Hòa Bình là công trình nghiên cứu lịch sử từ khởi thủy đến năm 2020 được nghiên cứu, biên soạn theo nguyên tắc cơ bản, toàn diện, khách quan, khoa học và cập nhật. Qua đó tái hiện và trình bày một cách trường quy, đầy đủ, sâu sắc, toàn diện lịch sử tỉnh Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020 đặt trong bối cảnh của lịch sử dân tộc. Sách được trình bày thành 4 tập và 1 tập giản lược.

Dưới góc độ lịch sử, đề tài trình bày toàn diện về quá trình hình thành, phát triển, về mảnh đất và con người Hòa Bình trên các lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh...; những đóng góp của nhân dân các dân tộc Hòa Bình vào quá trình dựng nước, đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc cũng như trong quá trình xây dựng, bảo vệ quê hương, Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.

Tại hội thảo, Ban Tổ chức nhận được 28 tham luận của các nhà khoa học ở Trung ương và tỉnh Hòa Bình, gồm các nhà khảo cổ học, dân tộc học và nhân học, sử học, văn hóa học... đang làm việc tại các viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Khoa học Lịch sử Việt Nam, Hội Khảo cổ học Việt Nam, Hội Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á ...; những người làm công tác nghiên cứu, quản lý khoa học, văn hóa ở Hòa Bình tại Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở VH-TT&DL, Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh...

Các tham luận tập trung vào các vấn đề: Những vấn đề chung đối với việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử tỉnh Hòa Bình; tài liệu khảo cổ học, nền Văn hóa Hòa Bình đối với việc nghiên cứu biên soạn lịch sử tỉnh Hòa Bình; vấn đề người Mường, người Thái Hòa Bình; chính sách cai trị của các vương triều quân chủ đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh và phong trào đấu tranh của nhân dân các dân tộc Hòa Bình; vai trò các doàng họ, các danh nhân Hòa Bình.

Cũng tại hội thảo, để làm rõ thêm những vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu và biên soạn công trình lịch sử Hòa Bình từ khởi thủy đến năm 2020, các đại biểu đã tập trung vào những nội dung: Mối quan hệ biện chứng giữa việc nghiên cứu lịch sử dân tộc với lịch sử địa phương, giữa nghiên cứu lịch sử Đảng với lịch sử dân tộc; Vấn đề phân kỳ lịch sử Hòa Bình; Vấn đề hình thành các Mường ở Hòa Bình; Vai trò của chế độ lang mối quan hệ chế độ lang đạo với nhà nước quân chủ; Chế độ cai trị của Pháp và mối quan hệ giữa nhà nước thực dân chế độ lang đạo và với nhà nước quân chủ Việt Nam; Vai trò của văn hóa Mường và sự giao lưu, tiếp biến văn hóa; Vị trí, vai trò của Hòa Bình trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới... 

Phát biểu kết luận hội thảo, PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học lịch sử Việt Nam khẳng định: Lịch sử tỉnh Hòa Bình có những nét đặc trưng riêng, phong phú, đa dạng; việc nghiên cứu và biên soạn Lịch sử tỉnh Hòa Bình có những khó khăn, phức tạp riêng. Chính vì vậy, các nhà khoa học cần đầu tư công sức, trí tuệ để tìm ra những nét đặc trưng riêng của Hòa Bình từ vấn đề dân tộc, văn hóa, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh... qua các tài liệu thành văn, tài liệu khảo sát thực tế, tài liệu ở Trung ương, ở địa phương để có bộ Lịch sử Hòa Bình vừa là một phần của lịch sử dân tộc Việt Nam, vừa có những nét riêng chỉ có ở Hòa Bình.


Hồng Duyên

Các tin khác


Huyện Mai Châu đa dạng nguồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát

Xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) cho hộ nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm giúp người nghèo có điều kiện thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tại huyện vùng cao Mai Châu, cấp uỷ, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo để huy động nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách xây dựng mới và sửa chữa nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo ở địa phương.

Vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai: Khẩn trương cấp cứu người bị nạn

Liên quan đến vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã yêu cầu các đơn vị, địa phương khẩn trương cấp cứu người bị nạn, điều tra, làm rõ nguyên nhân.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 5/2024

Trong tháng 5/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến đến công chức, viên chức, về giá điện, lĩnh vực giáo dục..

Những mái nhà ấm tình đại đoàn kết

Thời gian qua, phong trào xây nhà "Đại đoàn kết” cho hộ nghèo do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội đồng tình hưởng ứng. Từ nguồn Quỹ Vì người nghèo, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết ấm tình người được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, bàn giao cho hộ nghèo, giúp họ "an cư, lạc nghiệp", có thêm động lực vươn lên trong cuộc sống.

Cán bộ, chiến sỹ Công an tỉnh “3 cùng” với người dân

Cùng với hệ thống chính trị toàn tỉnh, những năm qua, Công an tỉnh tích cực hưởng ứng phong trào "Chung sức xây dựng nông thôn mới” bằng những việc làm thiết thực. Phong trào xây dựng nông thôn mới được triển khai ở hầu khắp các đơn vị Công an trong tỉnh với hàng loạt việc tốt, việc tử tế giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi. Hình ảnh các chiến sỹ Công an tỉnh "3 cùng” với người dân để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày dịp Lễ Quốc khánh năm nay

Theo thông báo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXB), cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ 4 ngày Lễ Quốc khánh năm 2024 từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9/2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục