Là 1 trong 4 vùng Mường lớn của tỉnh, với tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm trên 86%, trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Kim Bôi đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ, chăm lo phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS và miền núi. Qua đó góp phần nâng cao đời sống đồng bào dân tộc, dần xóa bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại của người dân.


Người dân khu Lạng, thị trấn Bo (Kim Bôi) phát triển trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, huyện Kim Bôi có 7 xã khu vực III, 6 xã khu vực II, 3 xã và 1 thị trấn khu vực I. Ngoài ra, huyện có 21 thôn đặc biệt khó khăn thuộc 6 xã khu vực II, khu vực I. Toàn huyện có 25.531/28.116 hộ ĐBDTTS, tỷ lệ hộ nghèo là người DTTS chiếm trên 97%. 

Xác định chính sách dân tộc và công tác dân tộc có ý nghĩa rất lớn trong phát triển KT-XH, nâng cao đời sống vùng ĐBDTTS, huyện chủ động rà soát, bổ sung nguồn lực triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án, huy động nhiều nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế, đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, giảm nghèo bền vững, tạo điều kiện cho phát triển nhanh, vững chắc, nâng cao mức sống của ĐBDTTS. Đồng chí Bùi Quang Hợp, Phó Trưởng phòng Dân tộc huyện Kim Bôi cho biết: Để tổ chức triển khai thực hiện tốt các quyết định, chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch về công tác dân tộc, chăm lo đời sống ĐBDTTS của T.Ư, tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch và triển khai thực hiện một cách đồng bộ. Huyện thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG), chỉ đạo cơ sở thành lập Ban chỉ đạo, Ban quản lý xã và Ban phát triển thôn thực hiện các CTMTQG giai đoạn 2021-2025; chỉ đạo các phòng, ban, Ủy ban MTTQ, đoàn thể, đơn vị ký kết chương trình phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc.

Thực hiện các dự án giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt thuộc CTMTQG, từ năm 2021 đến nay, huyện đã xây dựng điểm ổn định dân cư tập trung tại xã Cuối Hạ cho 22 hộ dân; thi công 2 công trình nước sinh hoạt tập trung tại xã Hợp Tiến, Tú Sơn; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 1.780 hộ và hỗ trợ chuyển đổi nghề bằng hình thức mua máy móc cho 232 hộ. Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa 186 công trình, gồm: xây dựng, nâng cấp 88 công trình giao thông; 14 công trình thủy lợi; 5 công trình giáo dục; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 79 công trình nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng và thực hiện duy tu, bảo dưỡng trên 60 công trình các loại. Những dự án, công trình được triển khai đã góp phần nâng cao đời sống của người dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, du canh, du cư, di cư tự do; giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường và củng cố an ninh, quốc phòng. 

Với mục tiêu thúc đẩy toàn diện khu vực đồng bào dân tộc và miền núi, huyện đã triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị. Đến nay, huyện đã phân bổ 14.430 triệu đồng để thực hiện các dự án chăn nuôi bò, gà, lợn; hỗ trợ cây dược liệu, rau mít, trám đen, nuôi ong. Các dự án, chính sách thực hiện phù hợp với từng địa phương để khai thác tiềm năng, lợi thế theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tạo việc làm, nâng cao thu nhập bình quân của người dân vùng ĐBDTTS. Ngoài ra, huyện hỗ trợ xây dựng các chuỗi giá trị: trồng cây ăn quả; trồng cây lấy hạt; liên kết sản xuất sả và tinh dầu sả chanh; trồng, tiêu thụ cây dược liệu; sản xuất, tiêu thụ ngô ngọt.... đem lại doanh thu cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nâng cao thu nhập cho người dân. 
Cùng với đó, huyện chú trọng phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch, những sản phẩm du lịch độc đáo tạo việc làm, thu nhập cho bà con. Hàng năm, huyện đón 480.000 lượt du khách, doanh thu ước đạt 550 tỷ đồng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động. 

Nhờ triển khai có hiệu quả các chương trình hỗ trợ, đời sống của người dân được nâng lên. Nhiều hộ chủ động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển kinh tế hộ, tham gia xây dựng nông thôn mới, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH địa phương. Năm 2023, thu ngân sách của huyện đạt trên 67,129 tỷ đồng, tăng 25,54 tỷ đồng so với năm 2019. Thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng, tăng 17,5 triệu đồng so với năm 2019. Cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm, công trình nước sinh hoạt hợp vệ sinh được đầu tư đồng bộ theo hướng kiên cố, vững chắc, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn miền núi.

Đinh Hòa


Các tin khác


Tuyên truyền, tư vấn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng

Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Hòa Bình vừa phối hợp Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh) và Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đà Bắc, UBND xã Mường Chiềng, Chi hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng huyện tổ chức tư vấn, tuyên truyền về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại chợ khu vực Mường Chiềng.

Chấm dứt bạo lực,vun đắp yêu thương

Đó là chủ đề của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ) năm 2024. Ngày nay, khi mỗi người chung tay xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ, gia đình hạnh phúc thì tình trạng bạo lực gia đình (BLGĐ) vẫn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức. Do đó, các cấp, ngành đã và đang triển khai các giải pháp đấu tranh để hạn chế, từng bước xóa bỏ BLGĐ trong đời sống xã hội.

Xây dựng môi trường, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động

Số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) trong năm 2023 tăng gấp 2 lần so với năm 2022, nhất là trong khu vực có quan hệ lao động; nhiều vụ cháy nổ xảy ra, đặc biệt gây thiệt hại về người… là những tồn tại trong công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh.

Chậm nộp phạt nguội, ô tô không được cấp đăng kiểm tạm 15 ngày

Nếu chưa nộp phạt nguội, các chủ xe ô tô sẽ bị từ chối kiểm định khi đăng kiểm và không được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm thời trong thời hạn 15 ngày như trước đây.

Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị điều chỉnh mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% nhằm đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người lao động khi không có việc làm.

Tỉnh Đoàn Hoà Bình thăm, tặng 10 suất quà cho thanh niên công nhân

Chiều 13/5, nhân dịp Tháng Công nhân 2024, Tỉnh Đoàn, Hội liên hiệp Thanh niên tỉnh đến thăm, động viên, tặng quà các thanh niên công nhân tại Công ty TNHH TM và XD Hoàng Trường Giang, thành phố Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục