Theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi, từ ngày 1/7/2025, lao động nam đủ tuổi về hưu, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm được hưởng lương hưu 40%, với số năm tương tự, lao động nữ được hưởng 45%.

Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, lao động nam đủ tuổi nghỉ hưu, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm thì mức hưởng bằng 40% bình quân tiền lương tháng đóng. Từ 16 đến 20 năm, mỗi năm tính thêm 1%. Từ năm thứ 20 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, cứ đóng mỗi năm tính thêm 2% cho đến khi hưởng tối đa 75%.


Kiểm tra chi trả lương qua tài khoản tại Hà Nội.

Lao động nữ đủ tuổi nghỉ hưu, đóng bảo hiểm xã hội 15 năm thì mức hưởng bằng 45% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng. Mỗi năm sau đó hưởng thêm 2% cho đến khi đạt tỷ lệ tối đa 75%.

Như vậy, cùng đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, nữ hưởng lương hưu 45%, nam chỉ 40%.

Dẫn ý kiến của cán bộ công đoàn, người lao động tại các buổi đối thoại trước đó kiến nghị, phóng viên đặt câu: Bộ Luật lao động đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nam và nữ tiệm cận nhau, nam 62 và nữ 60. Vậy tại sao khi sửa luật BHXH không thay đổi cách tính để giảm tỉ lệ chênh lệch lương hưu của nam và nữ tương ứng với độ tuổi nghỉ hưu?

Lý giải sự không điều chỉnh theo tuổi lao động, ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ LĐTBXH) Nguyễn Duy Cường cho biết: Việc không điểu chỉnh này do tính đến việc cân đối Quỹ BHXH. Bên cạnh đó, Luật mới kế thừa từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014, không thay đổi công thức tính lương hưu.

Ban soạn thảo chỉ bổ sung cách tính tỉ lệ lương hưu với lao động nam đóng từ 15 năm đến dưới 20 năm, vì Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành không có quy định với nhóm này. Đồng thời để đảm bảo việc sửa Luật BHXH đóng 15 năm được lĩnh lương hưu.

Tỷ lệ hưởng lương hưu bình quân với mỗi năm tham gia bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới chỉ khoảng 1,7%; Trung Quốc, Hàn Quốc khoảng 1%. Riêng Việt Nam, tỷ lệ này theo luật hiện hành là 2,14% với nam và 2,5% với nữ.

Căn cứ theo tỷ lệ này, mức hưởng của lao động nam ban đầu được đề xuất 2,25% mỗi năm, đóng đủ 15 năm hưởng 33,75%. Như vậy sẽ rất thiệt thòi. Sau khi tiếp thu góp ý của đại biểu Quốc hội, đánh giá kỹ tác động lẫn khả năng cân đối của Quỹ Hưu trí tử tuất, mức hưởng lương hưu được điều chỉnh lên 40%, tăng 6,25% so với đề xuất trước đó.

Để đạt mức hưởng 75%, nam giới cần đóng BHXH 35 năm, nữ giới chỉ cần cần đóng BHXH có 30 năm.



Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Tham vấn xây dựng các phương án đảm bảo an ninh nguồn nước hồ Hòa Bình

Ngày 1/8, tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam (xã Bắc Phong, Cao Phong) Công an tỉnh phối hợp với Viện An ninh phi truyền thống - Đại học Quốc gia Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức Hội thảo Tham vấn về xây dựng các phương án phòng ngừa, ứng phó, bảo đảm an ninh nguồn nước hồ Hòa Bình. Tham gia hội thảo có các giáo sư, tiến sỹ, nhà khoa học của Viện An ninh phi truyền thống; lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Sơn La và một số sở, ngành của tỉnh...

Sạt lở đê Ngòi Dong, thành phố Hòa Bình

Những ngày qua, hồ thủy điện Hòa Bình lần lượt mở 4 cửa xả đáy. Đến ngày 31/7 đã đóng 3 cửa xả đáy, hiện còn 1 cửa xả đang hoạt động. Sau khi đóng 3 cửa xả đáy, mực nước hạ lưu hồ thủy điện Hòa Bình giảm xuống đến cao trình 12,69m, đã xuất hiện một số vị trí sạt lở. Cụ thể như sau: Tại vị trí Km0+820 đê Ngòi Dong, thành phố Hòa Bình (đê cấp III), phần cửa ra sau cống thoát nước qua đê (cống CĐ34) bị xói mòn khoét sâu tạo "hàm ếch” từ 2,5-3m, rộng 10m, cao 3m, phần đất hai bên bờ vẫn đang có hiện tượng tiếp tục sạt. Vị trí chân kè bờ sông Đà (khu vực làng chài) cách điểm cuối đê Ngòi Dong khoảng 250m bị sạt lở các ô lát mái dài 25m, rộng 8m.

Đau lòng tình trạng trẻ em đuối nước ở huyện Lạc Sơn

Trong năm 2023, huyện Lạc Sơn có 8 trẻ tử vong do đuối nước và cũng là địa phương có số trẻ tử vong do đuối nước cao nhất trong tỉnh. Năm nay, trong hai ngày 13/6 và 28/7, mỗi ngày trong huyện có đến 3 trẻ tử vong do đuối nước. Những vụ việc thương tâm này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác phòng, chống tai nạn thương tích (TNTT), tai nạn đuối nước ở trẻ em.

Thành phố Hòa Bình: Tháo “nút thắt” công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình (TPHB) có nhiều dự án ách tắc tiến độ, thi công dang dở. Nguyên nhân chủ yếu là những vướng mắc trong công tác bền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB).

Huyện Lạc Sơn: Tháng 7/2024, ước thiệt hại trên 900 triệu đồng do ảnh hưởng mưa lớn

UBND huyện Lạc Sơn vừa tổ chức rà soát, đánh giá và tổng hợp tình hình thiệt hại do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài trong tháng 7/2024. Theo đó, tổng thiệt hại trên địa bàn huyện ước khoảng trên 900 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục