Thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025, Ban Dân tộc tỉnh đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số.


Ban Dân tộc tỉnh phối hợp ngành Giáo dục tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT B huyện Mai Châu.

Qua 5 năm triển khai thực hiện đề án giai đoạn 1 (2015 - 2020), đến năm 2020, tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh đã giảm từ trên 12% xuống 5,34%. Năm 2015, có 18 trường hợp kết hôn cận huyết thống, đến năm 2020 không còn trường hợp nào. Theo kết quả thống kê giai đoạn 2 (từ năm 2021 - 2025), được tích hợp trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc tiểu dự án 2, dự án 9, tình trạng tảo hôn đã giảm dần qua các năm, từ hơn 500 trường hợp năm 2015 giảm còn 229 trường hợp năm 2023, đến tháng 6/2024 có 95 trường hợp tảo hôn. Đạt mục tiêu của UBND tỉnh giảm từ 2 - 3%/năm số trường hợp tảo hôn và không có trường hợp kết hôn cận huyết thống. 

Để đạt được mục tiêu này, Ban Dân tộc tỉnh xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Đồng chí Hà Văn Di, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Là cơ quan thường trực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các đơn vị, sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức biên soạn, cung cấp các ấn phẩm tuyên truyền về TH&HNCHT. Đến nay đã cung cấp 4.500 cuốn tài liệu tuyên truyền về Luật Hôn nhân và gia đình, sức khoẻ sinh sản, bình đẳng giới dưới dạng hỏi - đáp đến cán bộ, nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng 120 pano, gần 10 nghìn tờ rơi và gần 1.600 áp phích tuyên truyền về phòng, chống TH&HNCHT. Ban Dân tộc cũng phối hợp sản xuất nhiều bản tin, bài phát thanh, tài liệu hướng dẫn cho các nhóm nòng cốt, đồng thời tổ chức hơn 100 hội nghị tuyên truyền tại các xã có tỷ lệ tảo hôn cao. Đặc biệt, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp tổ chức hơn 20 buổi nói chuyện chuyên đề cho học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, tổ chức 4 cuộc thi tìm hiểu về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trong lứa tuổi học sinh. 

Tuy nhiên, với địa bàn có trên 75% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, giao thông không thuận lợi, công tác tuyên truyền về TH&HNCHT vẫn gặp không ít khó khăn. Trong đó, trình độ, nhận thức và phong tục tập quán lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác phòng, chống TH&HNCHT. Ngoài ra, trình độ của cán bộ cơ sở làm công tác tuyên truyền còn hạn chế, chủ yếu kiêm nhiệm, chưa được tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Trong khi đó, việc quản lý đăng ký kết hôn tại một số địa phương còn hạn chế, nhất là đối với một số xã chưa kiên quyết trong việc xử lý các trường hợp tảo hôn trên địa bàn. Công tác xử lý trường hợp tảo hôn còn lúng túng, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. 

Đồng chí Hà Văn Di, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết thêm: Khắc phục những khó khăn, hạn chế, trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án, đơn vị tập trung tổ chức nghiên cứu chuyên đề, chuyên sâu hơn đối với các vấn đề TH&HNCHT trên địa bàn. Đưa ra những giải pháp hiệu quả hơn trong quá trình thực hiện. Tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, tuyên truyền viên thực hiện đề án. Duy trì hoạt động của nhóm nòng cốt ở cơ sở để mỗi thành viên là một giám sát viên, tuyên truyền viên tích cực trong vùng đồng bào dân tộc. Gắn trách nhiệm của đội ngũ tuyên truyền viên với việc giữ gìn bản sắc dân tộc, cũng như tuyên truyền cho đồng bào không vi phạm chính sách về hôn nhân, gia đình. Xây dựng, hình thành các trung tâm, địa điểm hỗ trợ pháp lý cho người dân khi có nhu cầu, khuyến khích đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TH&HNCHT. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ truyền thông như qua mạng xã hội, hệ thống phát thanh cơ sở để tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, việc thực hiện pháp luật về hôn nhân và gia đình đến với người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 


Đinh Hòa


Các tin khác


Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh: Vì lợi ích đoàn viên, người lao động

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn là sợi dây kết nối giữa doanh nghiệp và người lao động (NLĐ). Thời gian qua, Công đoàn các Khu công nghiệp (CĐCKCN) tỉnh chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở. Qua đó không chỉ tạo mối quan hệ lao động ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp mà còn củng cố lòng tin của NLĐ, góp phần xây dựng tổ chức công đoàn ngày càng vững mạnh.

Xã Phú Cường từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc

Phú Cường (Tân Lạc) là xã đặc biệt khó khăn. Xã hiện có gần 7.900 nhân khẩu, trong đó 98% là người dân tộc Mường. Những năm qua, Đảng, Nhà nước, địa phương luôn quan tâm, chăm lo cuộc sống của người dân. Nhờ vậy, đời sống đồng bào dân tộc từng bước được nâng cao.

Huyện Mai Châu khẩn cấp di dời 35 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm về sạt lở

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (PCTT-TKCN&PTDS) huyện Mai Châu, vào trưa 23/9, sau khi phát hiện tại khu vực đồi luồng phía sau nhà một số hộ dân xóm Thanh Mai, xã Vạn Mai có điểm sạt lở đất vào nhà các hộ dân, Ban quản lý xóm đã báo cáo UBND xã để tiến hành kiểm tra, xem xét.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh thăm hỏi, hỗ trợ 43 hộ dân tại phường Thống Nhất

Sáng 23/9, tại nhà văn hóa tổ 1, phường Thống Nhất, thành phố Hòa Bình, đoàn công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh do đồng chí Sùng A Chênh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh làm trưởng đoàn đã đến hỏi thăm, động viên, hỗ trợ 43 hộ gia đình thuộc tổ 1, phường Thống Nhất.

Nhanh chóng có biện pháp xử lý cột điện tại xã Cao Sơn nguy cơ bị đổ, mất an toàn 

Sau đợt mưa kéo dài do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 3, mực nước suối dâng cao, chảy xiết làm sói lở đất, đá 2 bên bờ suối xóm Cột Bài, xã Cao Sơn (Lương Sơn). Tại vị trí cột điện nằm cạnh dòng suối bị lở kè đá dẫn đến nguy cơ đổ cột, mất an toàn.

Xã Tú Lý di dời 16 hộ dân xóm Riêng trong vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn

Theo UBND xã Tú Lý (Đà Bắc), chiều 22/9, xã đã di dời 16 hộ dân, 76 nhân khẩu tại khu vực Sung Bang, xóm Riêng đến nơi an toàn khi nơi này xuất hiện vết nứt, nguy cơ trượt sạt cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục