Hiện toàn quốc có khoảng 275.000 người cao tuổi đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu trong thời gian tới.
Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người cao tuổi, đại diện Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, kinh phí triển khai thực hiện Luật Người cao tuổi và các chính sách, chương trình, đề án liên quan đến người cao tuổi được bố trí theo phân cấp ngân sách hiện hành.
Chi trả lương hưu, trợ cấp cho người cao tuổi. Ảnh: XC
Luật Người cao tuổi năm 2009 và Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: Người từ đủ 80 tuổi trở lên (một số đối tượng đặc biệt được hưởng với tuổi thấp hơn) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng thì được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng với mức 360.000 đồng/tháng.
Kinh phí hỗ trợ cho đối tượng bảo trợ xã hội (trong đó có người cao tuổi) theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội năm 2023 là trên 28.000 tỷ đồng.
Trong đó, kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng bảo trợ xã hội năm 2023 là hơn 2.400 tỷ đồng, gồm hơn 1,5 triệu người cao tuổi.
Về trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ, đã có 1,5 triệu người cao tuổi được hưởng trợ cấp hằng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế; khoảng 10.000 người cao tuổi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp xã hội.
Đồng thời, có khoảng 1,2 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.
Đến nay, 14 tỉnh, thành phố nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội; 32 tỉnh, thành phố mở rộng đối tượng là người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn, sống cô đơn được hưởng chính sách trợ giúp xã hội theo đối tượng đặc thù của tỉnh.
Để bảo đảm đời sống cho đối tượng người cao tuổi hưởng trợ cấp xã hội, ngày 1/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021, trong đó quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội là 500.000 đồng/tháng.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, cả nước hiện có khoảng 2,7 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trong đó có 2,2 triệu người cao tuổi đang hưởng lương hưu hằng tháng và hơn 478.000 người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
Hơn 14,6 triệu người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế. Riêng trong năm 2023, đã có hơn 74,3 triệu lượt người cao tuổi tham gia khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, với tổng chi phí khám chữa bệnh khoảng trên 59,4 nghìn tỷ đồng.
Đồng thời, hiện toàn quốc còn 275.000 người cao tuổi đang tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu trong thời gian tới.
Bộ LĐTBXH cũng đánh giá, hiện nay, đời sống người cao tuổi từng bước được cải thiện, song đa số họ không có tích lũy, thu nhập thấp, một bộ phận cuộc sống phải dựa vào con cháu; nhiều trường hợp sống độc thân, cô đơn không nơi nương tựa.
Trong bối cảnh tốc độ già hóa dân số nhanh, tỷ trọng người cao tuổi xu hướng tăng, trong khi tỷ trọng người trong độ tuổi lao động giảm, kinh nghiệm của các nước thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo phủ toàn dân cho thấy chính sách bảo hiểm xã hội cần được thiết kế theo hướng đa tầng, hỗ trợ và bổ sung cho nhau để đảm bảo an sinh cho mọi người dân.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trợ cấp hưu trí xã hội đang được quy định tại Luật Người cao tuổi; bảo hiểm xã hội cơ bản và bảo hiểm hưu trí bổ sung đang được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2025, công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước đảm bảo.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng do Chính phủ quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ.
Với quy định sửa đổi lần này, Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi Luật BHXH sửa đổi có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025, dự kiến có thêm khoảng 1,2 triệu người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng hướng tới mở rộng bảo phủ an sinh xã hội.
Theo Baotintuc.vn
Những năm qua, Đà Bắc là một trong những "điểm nóng” về thiên tai, khi nhiều bản làng bị tàn phá dữ dội, nhiều hộ dân mất nhà cửa phải di dời đến nơi ở mới để đảm bảo an toàn. Với sự quan tâm của các cấp chính quyền, nhiều vùng lũ "dữ” hồi sinh từng ngày với những mầm xuân đang nảy…
Ngày mồng 2 Tết Ất Tỵ thời tiết đẹp, thuận lợi cho hoạt động du xuân, vui Tết. Với nhiều điểm đến hấp dẫn, trung tâm thành phố Hòa Bình thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham quan, trải nghiệm.
Trong khi mọi nhà, mọi người quây quần bên gia đình, tận hưởng những bữa cơm đoàn viên mừng Tết cổ truyền của dân tộc thì những "chiến sỹ áo cam” vẫn miệt mài làm việc để đảm bảo dòng điện thông suốt, phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết…
Đêm giao thừa, thời tiết rét ngọt như "thêm gia vị” cho khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Vào lúc 22h trong đêm giao thừa, người dân thành phố Hoà Bình háo hức đổ về khu vực cầu Hoà Bình trên dòng sông Đà để ngắm nhìn những chùm pháo hoa rực rỡ trên dòng sông ánh sáng chào đón năm mới.
Chiều 28/1 (29 tháng Chạp), tại Ban Chỉ huy Quân sự thành phố Hoà Bình, lực lượng quân đội đã hoàn tất việc lắp đặt các giàn pháo hoa tầm thấp, đưa pháo vào ống phóng. Kịch bản bắn pháo hoa đã hoàn thành, từng loạt bắn chính xác đến từng giây.