Thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06/CP) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong hơn 3 năm qua đã mang lại những kết quả thiết thực, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) nhanh và bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số…


Bộ phận một cửa xã Suối Hoa (Tân Lạc) trang bị máy tra cứu thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp. 

Hiện, tỉnh đã triển khai thực hiện có hiệu quả 43/76 dịch vụ công (DVC) thiết yếu theo lộ trình đặt ra tại Đề án 06/CP; tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC quốc gia 1.500 DVC/1.860 thủ tục hành chính (TTHC), đạt 80,65%. 

Các sở, ngành tập trung hoàn thiện, phát triển, ứng dụng dữ liệu chuyên ngành để phục vụ phát triển KT-XH tại địa phương, trong đó, quản lý chặt chẽ biến động 954.894 người. Đến nay, toàn tỉnh đã thu nhận 830.424/954.894 hồ sơ cấp căn cước, đạt 86,96% đối với 3 nhóm tuổi; thu nhận 720.812 tài khoản định danh điện tử; hoàn thành số hóa dữ liệu hộ tịch 775.870 dữ liệu từ ngày 26/11/2024; hoàn thành học bạ số cấp tiểu học 63.511 hồ sơ; phát triển ứng dụng xử lý phạt nguội tại 19 điểm, nút giao thông trọng điểm; sử dụng căn cước, định danh điện tử, sinh trắc học, KIOSK trong khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế; chuẩn hóa và làm sạch dữ liệu trẻ em đạt 83%; làm sạch dữ liệu cho đối tượng đang hưởng chính sách an sinh xã hội hàng tháng đạt 99,70%; số đối tượng an sinh xã hội có tài khoản đạt 76,98%; chi trả bảo hiểm xã hội (BHXH) không dùng tiền mặt trên 28 tỷ đồng đối tượng bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp một lần, ốm đau, thai sản, đạt trên 90%; đẩy mạnh chi trả không dùng tiền mặt đối với đối tượng hưởng lương hưu, đạt 48%; cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID 615 phiếu; 100% cơ sở khám, chữa bệnh, trường học có dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo nhiều hình thức khác nhau (chuyển khoản, quét mã QR code, ví điện tử...). 

Quan tâm tạo nền tảng về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nguồn lực để phát triển xây dựng công dân số thông qua việc cấp thẻ căn cước gắn với định danh điện tử cho công dân đủ điều kiện. Cấp 1.500 chữ ký số từ xa cho người dân và doanh nghiệp để sử dụng DVC trực tuyến. Công dân khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước gắn chip tại 219 cơ sở y tế, đạt 100%, với 591.230 lượt tra cứu; đồng bộ, xác thực dữ liệu chuyên ngành với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư: BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp đạt 99,87%; số người tham gia BHXH, BHYT sử dụng ứng dụng VssID đạt 24% người tham gia. 

Nổi bật là ứng dụng các thiết bị hiện đại từ trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư với các dữ liệu chuyên ngành để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của người dân đảm bảo an ninh, an toàn, chính xác, hiệu quả hơn. Theo đó, tỉnh đã, đang ứng dụng, sử dụng 27 mô hình trong các lĩnh vực: quản lý dân cư, y tế, bảo  hiểm, thuế… Hiện tiếp tục cài đặt các thiết bị công nghệ tiên tiến ứng dụng vào cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, tạo thuận lợi trong quản lý nhà nước và giao dịch của người dân; tích cực ứng dụng, sử dụng các tính năng, tiện ích VNeID trong đời sống xã hội…

Hiện, UBND tỉnh chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức xã hội về chuyển đổi số và Đề án 06/CP với tinh thần đa dạng về hình thức, nội dung, kết quả phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiện ích đã được tích hợp trên ứng dụng VNeID như: cấp phiếu lý lịch tư pháp, sổ sức khỏe điện tử... Qua đó nâng cao chỉ số hài lòng của người dân với chính quyền, hình thành dần thói quen sử dụng DVC trực tuyến trong giải quyết TTHC.

Duy trì, đảm bảo dữ liệu chuyên ngành "đúng, đủ, sạch, sống” đối với dữ liệu hộ tịch đã hoàn thành; phối hợp Bộ Công an để kết nối, làm sạch, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện cắt giảm ngay các TTHC có liên quan. Khẩn trương có biện pháp, giải pháp để tiếp tục hoàn thành các dữ liệu chuyên ngành khác (đất đai, người lao động...) theo chỉ đạo. Rà soát các TTHC đã được kết nối, liên thông khai thác, xác thực với dữ liệu dân cư, thực hiện cắt giảm TTHC, không yêu cầu người dân xuất trình giấy tờ có liên quan nhằm góp phần nâng cao cải cách TTHC, phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp.

Đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn thông tin công dân và hệ thống thiết bị kết nối Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong khai thác, ứng dụng, phát triển dữ liệu dân cư phục vụ tiếp nhận, giải quyết TTHC. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số để cán bộ và người dân, doanh nghiệp hiểu, tạo hiệu ứng lan tỏa sâu rộng trong toàn xã hội.


Đinh Thắng


Các tin khác


Xã Vũ Bình quan tâm chăm sóc người tâm thần ngoài cộng đồng

Ngay sau khi xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng do Bùi Văn Chin (SN 1968), trú tại xóm Cốc, xã Quý Hòa - người có biểu hiện mắc bệnh tâm thần gây ra, các cơ quan chức năng và chính quyền xã Vũ Bình (Lạc Sơn) đã khẩn trương rà soát, nắm tình hình người tâm thần ngoài cộng đồng trên địa bàn xã để kịp thời tuyên truyền cho gia đình tiếp tục quan tâm chăm sóc, động viên và duy trì, giám sát việc điều trị bệnh cho họ.

Đề án 03 ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thay đổi nơi rẻo cao

Những điểm trường vùng cao có thêm phòng học kiên cố, con đường đất được thảm bê tông… Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đang chuyển mình. Thực hiện Đề án 03, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hòa Bình về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021- 2025, hơn 1.350 tỷ đồng đã được lồng ghép từ nhiều nguồn lực để đầu tư cho vùng cao của tỉnh. Không chỉ là con số ngân sách, từ đây đã tạo nên những chuyển động tích cực, bền vững ở nơi vẫn được xem là "lõi nghèo” của tỉnh. 

Truyền thông nhóm nhỏ, hiệu quả lớn

Thời gian qua, công tác tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) trên địa bàn tỉnh Hòa Bình còn gặp nhiều rào cản, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa - nơi người dân hạn chế về điều kiện tiếp cận thông tin. Trước thực tế đó, hình thức truyền thông theo nhóm nhỏ đã, đang cho thấy là phương pháp hiệu quả, thiết thực, tính tương tác cao.

Lãnh đạo UBND huyện Lương Sơn đối thoại với các tiểu thương, hộ kinh doanh tại chợ trung tâm huyện

Sáng 22/4, tại Nhà văn hóa thị trấn Lương Sơn, UBND huyện Lương Sơn tổ chức hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với các tiểu thương, hộ kinh doanh tại chợ trung tâm huyện để nghe phản ánh tình hình và tâm tư nguyện vọng trong hoạt động kinh doanh. Tham gia buổi đối thoại có lãnh đạo Sở Công thương, Sở Tài Chính, Chi cục Thuế khu vực I và đại diện các cơ quan chức năng địa phương cùng 72 hộ kinh doanh, tiểu thương.

Nhân dân huyện Lương Sơn đồng thuận cao với phương án sáp nhập đơn vị hành chính 

Ngày 22/4, các khu dân cư trên địa bàn huyện Lương Sơn đã đồng loạt tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về phương án sáp nhập 3 tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, cùng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Ghi nhận tại nhiều khu dân cư trên địa bàn huyện, công tác lấy ý kiến Nhân dân diễn ra công khai, minh bạch, thể hiện trách nhiệm và sự đồng thuận cao.

Huyện Đà Bắc: Dông lốc làm tốc mái 17 nhà dân

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Đà Bắc, từ 15 - 16 giờ ngày 21/4, trên địa bàn huyện xảy ra mưa vừa, có nơi mưa to kèm dông lốc đã ảnh hưởng đến 17 nhà dân. Trong đó, xã Tú Lý 10 nhà, xã Nánh Nghê 1 nhà, thị trấn Đà Bắc 5 nhà, xã Vầy Nưa 1 nhà; 2 nhà bị tốc mái trên 50%, 15 nhà bị tốc mái dưới 30%. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục