Việc sắp xếp, bố trí tài sản công có tính kế thừa và bảo đảm hiệu quả trong bố trí tài sản, không làm gián đoạn hoạt động của đơn vị, có thể bố trí dùng chung trụ sở để bảo đảm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp có sẵn trên địa bàn.


Trung tâm hành chính-chính trị quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: DUY LINH)

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng vừa ký ban hành văn bản số 195-CV/ĐUBTC-QLCS gửi Bí thư Đảng ủy các bộ, cơ quan Trung ương và Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy về rà soát, sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công và rà soát các dự án, công trình, trụ sở đang xây dựng hoặc đã phê duyệt chủ trương đầu tư chịu sự tác động bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo đó, Bộ trưởng đề nghị lãnh đạo các đơn vị chỉ đạo hoàn thành dứt điểm tổng kiểm kê tài sản công theo Đề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 213/QĐ-TTg ngày 1/3/2024; rà soát, chuẩn hóa dữ liệu tài sản kiểm kê để bảo đảm tính đầy đủ, chính xác, logic của số liệu theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, phục vụ xây dựng phương án sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính; báo cáo kết quả về Bộ Tài chính trước ngày 10/5/2025 để tổng hợp.

"Trong quá trình thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí, xử lý trụ sở, tài sản công, cần giao trách nhiệm và bảo đảm nguồn kinh phí để bảo vệ, bảo quản, bàn giao, tiếp nhận, tổ chức xử lý tài sản đối với các tài sản dôi dư sau khi sắp xếp, tránh xuống cấp, thất thoát, lãng phí tài sản. Trong đó quan tâm đến việc kiện toàn, giao nhiệm vụ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp đủ điều kiện để thực hiện chức năng quản lý, khai thác quỹ nhà, đất là tài sản công dôi dư trong quá trình sắp xếp", Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng nêu rõ.

Ngày 24/4, ông Nguyễn Tân Thịnh, Cục trưởng Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết, việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, cần được thực hiện theo nguyên tắc pháp luật hiện hành, có sự chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa phương.

Trong thời gian triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, số lượng tài sản công cần sắp xếp sẽ rất lớn, nếu không có bộ máy và nguồn lực để duy trì khai thác dễ xảy ra thất thoát, lãng phí. Để đáp ứng yêu cầu mới, cần sửa đổi 48 văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

Cục trưởng Nguyễn Tân Thịnh cho biết, trong các văn bản hướng dẫn về nội dung này, Bộ Tài chính đưa ra một số điểm mới.

Đó là, cần xác định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý của mình về việc sắp xếp trụ sở, tài sản công theo đúng quy định của Luật Quản lý tài sản công và các nghị định liên quan;

Việc sắp xếp, bố trí tài sản công có tính kế thừa và bảo đảm hiệu quả trong bố trí tài sản, không làm gián đoạn hoạt động của đơn vị, có thể bố trí dùng chung trụ sở để bảo đảm tận dụng tối đa cơ sở vật chất, trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp có sẵn trên địa bàn.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu các địa phương bố trí kinh phí cho việc quản lý, bảo vệ, duy trì tài sản công, đồng thời kiện toàn tổ chức có chức năng quản lý tài sản để bảo đảm năng lực thực hiện.

Việc sắp xếp bố trí, xử lý trụ sở tài sản theo nguyên tắc bộ nào địa phương nào, bộ đó địa phương đó chịu trách nhiệm trong phạm vi bộ, địa phương mình theo đúng thẩm quyền quy định luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định hướng dẫn của Chính phủ.

"Bộ Tài chính cũng đề nghị các đơn vị quán triệt tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về ưu tiên điều hòa, khai thác hiệu quả tài sản công. Trụ sở không còn sử dụng đúng mục đích cần được chuyển đổi cho lĩnh vực y tế, giáo dục, hoặc sinh hoạt cộng đồng”, ông Nguyễn Tân Thịnh nói.

Thông tin từ Cục Quản lý công sản cho biết, tính đến cuối năm 2024, cả nước có hơn 11.000 cơ sở nhà, đất công chưa sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, chủ yếu là các điểm trường, trạm y tế ở vùng sâu, vùng xa.

Việc xử lý các tài sản công này cần có thời gian vì liên quan đến nhiều yếu tố như quy hoạch, đầu tư công, chức năng nhiệm vụ thay đổi sau khi sáp nhập địa bàn hành chính…. Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, xác định rõ danh mục tài sản dôi dư để có phương án xử lý cụ thể, ưu tiên cho giáo dục, y tế và phúc lợi công cộng.

Liên quan đến xe công, Cục trưởng Nguyễn Tân Thịnh cho biết, Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo nghị định thay thế Nghị định 72/2023/NĐ-CP về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô-tô.

Trong đó, Bộ Tài chính đề xuất bỏ quy định đối tượng được sử dụng xe công phục vụ công tác chung đối với chức danh cấp huyện và bổ sung chức danh cấp xã. Mỗi xã có thể được trang bị tối đa 2 xe công vụ, dự kiến tổng số xe công bố trí cho cấp xã khoảng 6.000 xe, cơ bản là những xe hiện có đang sử dụng cho cấp huyện.


Theo Báo Nhân dân


Các tin khác


Tuổi trẻ Lương Sơn hăng hái tham gia phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát

Với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) huyện Lương Sơn đã có nhiều hoạt động tích cực, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, vận động nguồn lực xã hội hóa, đóng góp kinh phí, ngày công lao động góp phần hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát (XNT, NDN) trên địa bàn.

Giấy tờ cũ có còn giá trị sau sáp nhập đơn vị hành chính?

Từ ngày 1/7 tới, hàng loạt quận, huyện, xã, phường sẽ được sáp nhập. Vậy giấy tờ hành chính hiện hành có cần làm lại? Người dân cần làm thủ tục ở đâu?

Một người tử vong nghi do sét đánh tại huyện Lạc Sơn

Theo báo cáo nhanh của UBND xã Chí Đạo, huyện Lạc Sơn, vào hồi 14h30' ngày 22/4, UBND xã nhận được tin báo về việc phát hiện một người tử vong tại khu vực xóm Kho.

Xã Vũ Bình quan tâm chăm sóc người tâm thần ngoài cộng đồng

Ngay sau khi xảy ra vụ án mạng đặc biệt nghiêm trọng do Bùi Văn Chin (SN 1968), trú tại xóm Cốc, xã Quý Hòa - người có biểu hiện mắc bệnh tâm thần gây ra, các cơ quan chức năng và chính quyền xã Vũ Bình (Lạc Sơn) đã khẩn trương rà soát, nắm tình hình người tâm thần ngoài cộng đồng trên địa bàn xã để kịp thời tuyên truyền cho gia đình tiếp tục quan tâm chăm sóc, động viên và duy trì, giám sát việc điều trị bệnh cho họ.

Đề án 03 ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Thay đổi nơi rẻo cao

Những điểm trường vùng cao có thêm phòng học kiên cố, con đường đất được thảm bê tông… Vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình đang chuyển mình. Thực hiện Đề án 03, ngày 9/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hòa Bình về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021- 2025, hơn 1.350 tỷ đồng đã được lồng ghép từ nhiều nguồn lực để đầu tư cho vùng cao của tỉnh. Không chỉ là con số ngân sách, từ đây đã tạo nên những chuyển động tích cực, bền vững ở nơi vẫn được xem là "lõi nghèo” của tỉnh. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục