Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh diễn ra chủ yếu tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), gây ra những hậu quả đáng lo ngại và trở thành lực cản đối với sự tiến bộ xã hội cũng như sự phát triển bền vững của vùng DTTS. Trong khuôn khổ thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015 - 2025” trên địa bàn tỉnh, nhiều hoạt động đã được triển khai nhằm giảm thiểu tình trạng này.
Từ ngày 01/7/2025, xã Mai Châu - đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã mới của tỉnh Phú Thọ chính thức hoạt động trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của thị trấn Mai Châu, các xã Nà Phòn, Thành Sơn, Tòng Đậu và 5 xóm thuộc xã Đồng Tân (gồm: Phiêng Xa, Vắt, Tiểu khu, Bâng và Đồng Bảng). Việc thành lập xã Mai Châu là bước đi cụ thể hóa Nghị quyết số 37-NQ/TW, đồng thời thể hiện quyết tâm đổi mới bộ máy, hướng đến nâng cao hiệu quả hoạt động - nhất là hiệu quả phục vụ người dân.
Theo số liệu thống kê, giai đoạn 5 năm, từ năm 2021 đến ngày 31/5/2025, công tác giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh ước đạt 47,5 tỷ đồng. Có 14/59 xã ĐBKK được giúp đỡ đã về đích nông thôn mới và thoát khỏi diện ĐBKK. Việc triển khai giúp đỡ được thực hiện có tổ chức, quy mô bài bản, đa dạng trên nhiều lĩnh vực, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, bám sát các nội dung được phân công đảm bảo hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò của ngành trong công tác giúp đỡ xã, thôn.
Sáng 30/6, Hội Cựu Thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh Hòa Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống lực lượng TNXP Việt Nam (15/7/1950 - 15/7/2025) và gặp mặt kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu TNXP tỉnh Hòa Bình (23/9/2005 - 23/92025). Đồng chí Vũ Trọng Kim, Chủ tịch Trung ương Hội Cựu TNXP Việt Nam dự lễ kỷ niệm.
Từ ngày 01/7/2025, Hòa Bình cùng với Phú Thọ, Vĩnh Phúc sẽ chính thức về chung một nhà. Theo lời của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm: "Ba tỉnh - 3 đặc điểm riêng đang từng bước hội tụ trong một chỉnh thể thống nhất, hòa quyện về địa lý, lịch sử, văn hóa, dân cư và cơ cấu kinh tế. Sự gắn kết giữa đồng bằng công nghiệp - trung du lịch sử - miền núi sinh thái không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về mặt địa giới hành chính, mà còn mở ra cơ hội hình thành một mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao, vừa bảo đảm tính kế thừa truyền thống, vừa hướng đến tương lai hiện đại”. Trước ngày về tỉnh mới, phóng viên Báo Hòa Bình đã lắng nghe nhiều tâm tư, chia sẻ của đội ngũ cán bộ, các tầng lớp Nhân dân trước thời khắc đặc biệt này.
Khi Hòa Bình được sáp nhập vào tỉnh Phú Thọ thành tỉnh Phú Thọ mới, khu vực giáp ranh giữa 2 tỉnh vốn đã có sự giao thoa từ lâu về giao thương, sinh hoạt và văn hóa, nay được "về chung một nhà”, đánh dấu bước ngoặt lớn về địa giới hành chính, phát triển vùng và cả trong tâm thế của những người dân ở khu vực xóm Trường Yên, xã Yên Mông, TP Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình (sau sáp nhập là phường Tân Hòa) và xóm Gò Đa, xã Tinh Nhuệ, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (sau sáp nhập là xã Yên Sơn).
Hội Nông dân tỉnh vừa tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 8, khóa XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 nhằm sơ kết công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025. Đồng chí Hoàng Xuân Giao, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chủ trì hội nghị.
Tại xóm Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) - nơi có 100% người Dao Tiền sinh sống với 76 hộ dân, nghề làm giấy dó đang hồi sinh mạnh mẽ. Dưới sự dẫn dắt của chị Lý Sao Mai, nghề cổ truyền này không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa mà còn mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập và ổn định đầu ra cho cây dó bản địa - một loại cây quý thiên nhiên đã ban tặng nơi đây.
Trước đây, ở những xã vùng khó như Ngọc Sơn, Quyết Thắng hay Miền Đồi… của huyện Lạc Sơn, không phải ai cũng quen với khái niệm "phổ biến giáo dục pháp luật” (PBGDPL). Nhưng có một lực lượng vẫn ngày ngày bền bỉ đi từng ngõ, gõ từng nhà, nói cả tiếng Mường và tiếng Kinh để người dân trong vùng hiểu rằng: chặt phá rừng là sai, cưới hỏi không lành mạnh là tệ, và sống tốt là sống thuận theo pháp luật. Họ chính là những người có uy tín (NCUT) trong cộng đồng.
Ngày 27/6, nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2025), lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh đã đến thăm hỏi, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Anh ở tổ 13, phường Thịnh Lang.
Xác định thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN,TC) là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giữ vững ổn định ngay từ cơ sở, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hòa Bình đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, đồng bộ công tác này. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả giải quyết KN,TC từng bước được nâng lên, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH).
Những ngày hè nắng rực rỡ, hàng nghìn đoàn viên, thanh niên Hòa Bình khoác lên mình màu áo xanh tình nguyện, tích cực góp sức trẻ cho cộng đồng. Qua từng mùa hè, phong trào thanh niên tình nguyện (TNTN) không chỉ lan tỏa tinh thần cống hiến, sẻ chia, mà còn trở thành môi trường rèn luyện, trưởng thành của bao thế hệ thanh niên.
Ngày 26/6, Chủ tịch UBND xã Phước Thắng, Nguyễn Văn Công cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước thương tâm khiến 3 thiếu nhi tử vong.
Công đoàn ngành Y tế tỉnh Hòa Bình vừa tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025.
Thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, huyện Lạc Thuỷ thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) huyện; 10/10 xã, thị trấn thành lập BCĐ, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cho thành viên BCĐ. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) huyện chủ trì, phối hợp các phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện họp bàn thống nhất về tiêu chí lập danh sách đối tượng đưa vào diện rà soát để thẩm định, thống nhất cách thức hỗ trợ, kịp thời giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát.