(HBĐT) - Phát triển xóm, bản du lịch cộng đồng (DLCĐ) đạt tiêu chuẩn OCOP đang được tỉnh ưu tiên thực hiện. Việc gắn sao OCOP góp phần khẳng định tiêu chuẩn, chất lượng, tạo niềm tin vững chắc trong lòng du khách trong nước và quốc tế. Qua đó không chỉ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn mà còn là giải pháp bền vững để gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của địa phương.
Anh Giàng A La (ngoài cùng bên trái), Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia (Mai Châu) giới thiệu với du khách về sản phẩm dệt thổ cẩm của người Mông.
Sự phong phú, đa dạng và giàu giá trị nhân văn trong phong tục tập quán của dân tộc Mường, Thái, Dao, Mông cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ là lợi thế để tỉnh phát triển DLCĐ, du lịch nông nghiệp. Nhằm khẳng định thương hiệu, nhiều địa phương đã hướng đến việc thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để khẳng định thương hiệu, uy tín và liên kết trong phát triển du lịch. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có 5 xóm, bản DLCĐ được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, hạng 3 - 4 sao, gồm: DLCĐ Hang Kia, chủ thể HTX dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia, xã Hang Kia; du lịch homestay bản Lác, chủ thể HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp và dịch vụ xóm Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); DLCĐ Đá Bia, Công ty CP DLCĐ Đà Bắc, xã Tiền Phong (Đà Bắc); DLCĐ xóm Ngòi, Công ty CP đầu tư du lịch Ngòi Hoa, xã Suối Hoa; DLCĐ xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc).
Tại các xóm, bản DLCĐ người dân nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tới bản Lác du khách sẽ được đắm chìm trong những câu chuyện ấm áp tình cảm của người Thái với văn hóa đặc sắc qua nếp nhà, trang phục, ẩm thực. DLCĐ Đá Bia lại là những truyền thuyết, phong tục độc đáo của người Mường Ao Tá...
Vài năm trở lại đây, khi nhắc tới địa danh Hang Kia (Mai Châu), mọi người không còn nghĩ tới đó là điểm nóng về ma túy mà là sự trải nghiệm văn hóa của đồng bào Mông, là những chuyến săn mây kỳ thú... Anh Giàng A La, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX dịch vụ du lịch và nông nghiệp Hang Kia chia sẻ: Với mong muốn xây dựng Hang Kia trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế, các thành viên của HTX đã đầu tư trồng hoa, tạo cảnh quan, quan tâm nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú; tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị như thăm quan vườn mận, trang trại cam rộng 15 ha của HTX… Khách du lịch có thể tự tay dệt thổ cẩm tại gia đình hộ thành viên HTX để tạo ra những bộ trang phục thổ cẩm độc đáo… Năm 2020, sản phẩm DLCĐ Hang Kia được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao đã góp phần khẳng định uy tín, chất lượng điểm đến an toàn, thân thiện, đảm bảo các tiêu chí về dịch vụ của DLCĐ Hang Kia đối với du khách. Từ đầu năm đến nay, HTX đón trên 1.000 lượt khách (khoảng 500 khách lưu trú); doanh thu đạt trên 1 tỷ đồng.
Hòa Bình được đánh giá là một trong những địa phương tiềm năng để phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, theo một số địa phương việc xây dựng sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn OCOP còn nhiều khó khăn. Đến nay, nhiều người dân chưa hiểu rõ về khái niệm sản phẩm du lịch OCOP. Người dân cũng như các tổ chức chưa được tiếp cận nhiều với các tiêu chí đánh giá cụ thể đối với sản phẩm du lịch. Sự liên kết theo chuỗi trong phát triển du lịch, quy mô nhiều xóm, bản DLCĐ còn hạn chế...
Theo đồng chí Hoàng Văn Tuân, Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh, thời gian tới, tỉnh tiếp tục chú trọng phát triển nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn gắn với phát huy giá trị văn hóa, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch và các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, lễ hội văn hóa. Để đạt được hiệu quả, ngành du lịch tỉnh cần xây dựng các tuor, tuyến đến điểm DLCĐ đạt tiêu chuẩn OCOP, xây dựng các điểm du lịch đảm bảo tiêu chí để tạo điểm đến chất lượng, có sức hấp dẫn. Xây dựng tài liệu tập huấn, bộ tiêu chí, tiêu chuẩn theo Chương trình OCOP. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kiến thức thị trường, kỹ năng về hoạt động du lịch. Kết nối giữa các điểm du lịch nông thôn để tạo sự liên kết bền vững, qua đó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, trình độ của người sinh sống tại nông thôn, để các giá trị văn hóa bản địa của địa phương được bảo tồn, phát huy.
(HBĐT) - Ngày 12/9, Sở VH-TT&DL phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý lưu trú. Đối tượng tham dự là lãnh đạo, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ đang làm việc tại các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà hàng, bãi cắm trại du lịch… trên toàn tỉnh.
(HBĐT) - Để khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch của huyện, ngày 30/8/2016, BTV Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về xây dựng huyện Mai Châu trở thành điểm du lịch quốc gia vào năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Sau 5 năm triển khai thực hiện nghị quyết đã tạo chuyển biến tích cực.
(HBĐT) - Khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát, theo thống kê từ đầu năm đến nay, lượng du khách đến với xã Sơn Thủy (Mai Châu) ước đạt 20.000 lượt người. Với việc khai thác tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm…, Sơn Thủy hứa hẹn là điểm dừng chân lý tưởng của du khách đến khám phá bản sắc văn hóa dân tộc, thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của núi rừng Tây Bắc.
Tối 7/9, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Đêm Gala "Tinh hoa Việt Nam” với chủ đề "Tinh hoa gạo Việt” để chào đón người dân, du khách trong và ngoài nước đến với Thành phố Hồ Chí Minh trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 16 năm 2022 (ITE HCMC 2022).
(HBĐT) - Dịp nghỉ lễ 2/9 kéo dài 4 ngày trong điều kiện thời tiết mát mẻ, thích hợp để người dân tìm kiếm, lựa chọn điểm đến nghỉ ngơi, thư giãn. Với lợi thế gần Thủ đô Hà Nội, cảnh quan thiên nhiên đẹp, văn hoá bản địa đặc sắc cùng nhiều gói tour, tuyến hấp dẫn, các khu, điểm du lịch của tỉnh thu hút đông khách trong nước, quốc tế đến thăm quan, nghỉ dưỡng.
(HBĐT) - Khoảng 4 - 5 tháng trở lại đây, dọc sông Bôi đoạn qua xóm Nà Bờ, xã Sào Báy (Kim Bôi), hàng chục chiếc bè neo đậu kín dọc 2 bên bờ. Vào những ngày nóng bức, nhất là cuối tuần, khúc sông càng trở nên nhộn nhịp, người dân đỗ xe ô tô chật kín đến cắm trại câu cá, nướng thịt, tắm sông… Tận dụng điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái trong lành, các hộ dân xóm Nà Bờ đã mở dịch vụ cho thuê bè mảng, thu 250.000 - 300.000 đồng/lượt, tuy vậy, việc thu gom rác, giữ gìn cảnh quan cần được chú ý, nhất là hoạt động tắm mát cần phải đảm bảo an toàn.