Là một trong những điểm sáng trên bản đồ du lịch quốc gia và là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều du khách quốc tế khi đến Việt Nam. Để có được sức hút này, ngoài yếu tố về cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ; bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, đặc sắc còn được gìn giữ nguyên vẹn; con người hiền hòa, thân thiện... thì một trong những yếu tố quan trọng là môi trường an ninh được đảm bảo đã tạo nên sức hút của vùng đất Mai Châu.


Công an xã Chiềng Châu (Mai Châu) tuyên truyền quy định về quản lý lưu trú, bảo đảm an ninh trật tự cho các hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú tại xóm Lác.

Củng cố thế trận an ninh trong hoạt động du lịch

Chiềng Châu từ lâu được xem là địa bàn lõi, trung tâm du lịch của huyện Mai Châu vốn nổi tiếng với bản Lác - điểm du lịch cộng đồng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến. Theo Đại úy Nguyễn Tuấn Anh, Phó trưởng Công an xã Chiềng Châu, toàn xã hiện có 103 cơ sở lưu trú, trong đó, 86 cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Công an xã. Do là vùng "lõi” về du lịch của huyện nên hàng năm các điểm du lịch ở Chiềng Châu đón tiếp hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Nhờ làm tốt công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự (ANTT), đặc biệt là phát huy tốt vai trò của quần chúng nhân dân trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (TDBVANTQ) nên trong nhiều năm qua, Chiềng Châu luôn là điểm sáng về bảo đảm ANTT nói chung và bảo đảm an ninh du lịch nói riêng. 

Theo đó, từ năm 2024 đến tháng 3/2025, trên địa bàn xã không có vụ việc vi phạm pháp luật xảy ra. Lực lượng Công an phối hợp Ban Chỉ huy quân sự xã tổ chức 173 lượt tuần tra, kiểm soát bảo đảm ANTT trên địa bàn; phối hợp Ban quản lý chợ đêm xóm Lác bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cùng với đó, Công an xã thường xuyên kiểm tra, tuyên truyền đến 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú thực hiện tốt quy định pháp luật trong kinh doanh ngành nghề có điều kiện về ANTT; đôn đốc các cơ sở lưu trú thực hiện nghiêm khai báo lưu trú. Đặc biệt, sau khi 5 tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở với 15 thành viên tại 5/5 xóm được thành lập, đi vào hoạt động đã phát huy tốt vai trò; phối hợp hiệu quả với lực lượng Công an xã trong việc bảo đảm ANTT tại địa bàn.

Cũng như ở Chiềng Châu, 2 xã vùng đồng bào dân tộc Mông Hang Kia, Pà Cò đã vươn lên trở thành điểm sáng trong bản đồ du lịch của tỉnh và khu vực Tây Bắc. Lực lượng Công an 2 xã đã làm tốt công tác tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ANTT; phát huy tốt vai trò của quần chúng trong phong trào TDBVANTQ. Đại úy Vàng A Hua, Phó trưởng Công an xã Hang Kia cho biết: Trong công tác bảo đảm ANTT tại cơ sở, xã đặc biệt quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bảo đảm an ninh du lịch. Từ việc làm tốt công tác nắm tình hình, nắm địa bàn, nắm người, lực lượng Công an đã kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm ANTT, không để xảy ra tình trạng một số đối tượng lợi dụng hoạt động du lịch để thực hiện tuyên truyền đạo trái phép, lôi kéo người dân tham gia các hoạt động phi pháp; củng cố thế trận an ninh trong các hoạt động du lịch...

Xây dựng môi trường an toàn - yếu tố then chốt

Toàn huyện Mai Châu hiện có 146 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 12 khách sạn, 28 nhà nghỉ và 103 nhà nghỉ cộng đồng (homestay) với tổng số 555 phòng nghỉ, 1 hợp tác xã vận tải sử dụng xe điện phục vụ chuyên chở khách trong khu du lịch với 30 đầu xe; thu hút 1.200 lao động lĩnh vực du lịch.

Trên địa bàn huyện có 7 điểm du lịch cộng đồng gồm: Bản Lác (xã Chiềng Châu), bản Bước (xã Xăm Khòe), bản Văn, bản Pom Coọng (thị trấn Mai Châu), bản Hịch (xã Mai Hịch), bản Pà Cò (xã Pà Cò) và bản Hang Kia (xã Hang Kia), góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc. Ngoài ra, huyện thu hút đầu tư phát triển nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp như: Avana Resort, Mai Chau Lodge, Mai Châu Ecolodge, Ba Khan Village Resort, Mai Chau Hideaway Resort... tạo nên những sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, thu hút đối tượng khách du lịch có mức chi trả cao, tăng doanh thu. 

Thống kê năm 2024, huyện Mai Châu đón khoảng 773.230 lượt khách đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng (đạt tỷ lệ tăng trưởng 17,74%). Trong đó có 224.795 lượt khách nước ngoài, 548.435 lượt khách trong nước. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 927.876 triệu đồng (tăng trưởng doanh thu đạt 37,88%). Trong 3 tháng đầu năm 2025, huyện ước đón hàng chục nghìn lượt du khách trong nước và quốc tế đến tham quan du lịch, nghỉ dưỡng. Riêng dịp Tết Mông và lễ hội Gầu Tào dân tộc Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò, các điểm du lịch cộng đồng ở Hang Kia, Pà Cò đón gần 4 nghìn lượt du khách lưu trú; lễ hội Gầu Tào thu hút trên 10 nghìn lượt du khách và nhân dân tham quan, trải nghiệm các hoạt động...

Đồng chí Hoàng Đức Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mai Châu cho biết: Huyện đã bám sát các chủ trương, nghị quyết của tỉnh nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch để quảng bá về một Mai Châu "Điểm đến hấp dẫn - thân thiện - an toàn”. Huyện luôn quan tâm và xác định việc bảo đảm an ninh, an toàn là yếu tố then chốt trong hoạt động du lịch của địa phương. Từ việc làm tốt công tác bảo đảm an ninh du lịch đã trở thành điểm nhấn thu hút du khách đến với Mai Châu tham gia các lễ hội văn hóa của người dân bản địa, hay các sự kiện thể thao quan trọng được tổ chức thành công, an toàn. Điển hình như Giải siêu Marathon Việt Nam 2024 (Vietnam Ultra Marathon 2024) quy tụ hơn 2.200 vận động viên đến từ 38 quốc gia tham gia; Giải đua xe đạp về Điện Biên Phủ có chặng đích tại Mai Châu (xuất phát từ Hà Nội) do Báo Quân đội nhân dân tổ chức với hàng trăm vận động viên trong nước và quốc tế tham gia... 


Mạnh Hùng

Các tin khác


Cô Tô phát triển du lịch sinh thái biển đảo

Huyện đảo Cô Tô có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bãi biển đẹp, rừng nguyên sinh phong phú, đây cũng là thế mạnh để huyện phát triển loại hình du lịch sinh thái, khám phá và trải nghiệm. Những năm qua, mặc dù đã có một số doanh nghiệp tham gia khai thác, phát triển lĩnh vực này, tạo việc làm cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Tuy nhiên, để tăng cường sức hấp dẫn cho du lịch Cô Tô, tạo động lực mới phát triển kinh tế biển đảo, huyện Cô Tô đã xây dựng đề án phát triển tour tham quan các đảo trên địa bàn huyện theo hướng bền vững.

Huyện Đà Bắc khai thác lợi thế phát triển du lịch

Huyện Đà Bắc có tổng diện tích tự nhiên lớn nhất tỉnh Hoà Bình với gần 78 nghìn ha, nằm ở độ cao khoảng 560m, nhiều ngọn núi cao trên 1.000m so với mực nước biển. Đà Bắc cũng là địa phương được quy hoạch vào Khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình. Với mặt hồ rộng hơn 6.000 ha thuộc lòng hồ thủy điện Hòa Bình, nhiều đảo lớn, nhỏ và các cánh rừng trải dài, nhiều loài thủy sản phong phú, cùng tuyến đường thủy từ thành phố Hòa Bình qua Đà Bắc đến Sơn La, đem lại cho huyện tiềm năng lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch.

Kỳ vọng hành trình "Việt - Lào - Campuchia" thành thương hiệu du lịch

Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch tin rằng nếu hành động quyết liệt, mô hình "Một hành trình, ba điểm đến" Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ thành thương hiệu lớn của châu Á.

Khám phá sản phẩm du lịch khác biệt, hấp dẫn tại điểm đến PriorBay Resort

Chính thức mở cửa từ tháng 2/2025, Khu du lịch (KDL) sinh thái Ngòi Hoa (PriorBay Resort) thuộc xã Suối Hoa (Tân Lạc) thu hút du khách đến khám phá, trải nghiệm các sản phẩm du lịch đẳng cấp, độc đáo và hấp dẫn.

Điểm đến du lịch bền vững thu hút du khách Việt

Cũng như hầu hết ngành nghề, lĩnh vực, du lịch Việt Nam đã và đang chuyển đổi theo xu hướng phát triển bền vững. Đặc biệt, xu hướng này không chỉ thể hiện ở đa dạng sản phẩm, dịch vụ tại nhiều địa phương, mà còn thúc đẩy thị hiếu và sự quan tâm của du khách Việt khi lựa chọn điểm đến.

Bình Thuận: Xây dựng Mũi Né thành trung tâm du lịch mang tầm quốc tế

Ngày 13/3, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị thẩm định Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục