Ông Vũ Phạm Quyết Thắng

Ông Vũ Phạm Quyết Thắng

Đó là bình luận của ông Vũ Phạm Quyết Thắng, nguyên phó tổng Thanh tra Chính phủ, khi trao đổi với Tuổi Trẻ về vụ Formosa và trả lời công luận của ông Võ Kim Cự.

 

Ông Thắng nói: “Tôi thấy ông Cự trả lời quanh co, thậm chí mâu thuẫn với chính những gì ông ấy đã từng làm. Ông Cự từng làm trưởng ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, làm chủ tịch rồi bí thư tỉnh Hà Tĩnh, ông ấy cũng từng quản lý doanh nghiệp khai thác khoáng sản và làm chủ tịch Hiệp hội Titan VN. Có nghĩa là không phải ông ấy không hiểu về khai thác khoáng sản, không phải ông ấy không hiểu về dự án”.

* Nhưng trả lời báo chí, ông Cự chỉ “nhận một phần trách nhiệm”, còn lại là đúng quy trình và đúng pháp luật...

- Để xảy ra tình trạng như ngày hôm nay, tôi chưa nói đến ông ấy có vi phạm gì không, nhưng với trách nhiệm và lương tâm của một người lãnh đạo, người quản lý trực tiếp gắn với dự án này, ông Cự phải nhận trách nhiệm chứ.

Tôi nhớ một ông thống đốc ngân hàng Nhật Bản, khi xảy ra vấn đề với chứng khoán, ông ấy đã cúi đầu xin lỗi, chủ động xin từ chức.

Đó là văn hóa của người làm quản lý. Đảng, Nhà nước không chỉ dạy ta làm quản lý và đưa ta vào các vị trí quản lý mà còn dạy ta phải biết rút ra khỏi quản lý khi không làm được việc, khi việc làm của ta liên đới tới những hậu quả xấu mà đồng bào phải gánh chịu.

Về việc cho Formosa thuê đất 70 năm, Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và kết luận rõ ràng từ lâu là không đúng với quy định của pháp luật. Người đề nghị dành ưu ái này cho Formosa chính là ông Võ Kim Cự.

Bây giờ ông ấy lại định đùn đẩy trách nhiệm lên Thủ tướng, nói rằng Thủ tướng đồng ý. Không thể nói như vậy được, Thủ tướng chịu trách nhiệm quản lý chung, còn đã đi vào vấn đề cụ thể thì người quản lý cấp cơ sở phải chịu trách nhiệm.

Chúng ta đều biết rằng trong bất kỳ một dự án nào thì các nhà đầu tư, nhà thầu đều có quá trình đi lại rất kỹ với những người có thẩm quyền quyết định. Tôi không loại trừ trong quá trình quan hệ đó có lý do nể nang, quen biết, cảm tình và có cả vấn đề lợi ích cá nhân.

Một cách rất chủ quan, tôi nghĩ rằng ông Cự phải chịu trách nhiệm chính về quá trình giới thiệu đầu tư dự án này vào VN. Thế còn những ai, ở cấp nào có liên quan thì ông Cự hãy chỉ ra. Ông Cự có quyền, có trách nhiệm và lòng tự trọng chỉ ra những người cùng với ông ta làm việc đó. Người nào có tác động mạnh mẽ nhất trong việc cho thuê đất 70 năm? Ông Cự chủ động, tích cực làm việc này nhưng chắc chắn phải có người hậu thuẫn, bật đèn xanh cho ông ấy.

* Formosa - ông nghĩ gì về nhà đầu tư này từ khi họ gây ra tình trạng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung?

- Có lần tôi được ngồi máy bay với Chủ tịch nước bay từ TP.HCM xuống Vũng Tàu. Trên máy bay chúng tôi nhìn thấy khu vực loang lổ do hậu quả của một nhà máy gây ô nhiễm môi trường.

Chủ tịch nước hỏi tôi phải làm gì với nhà máy này, tôi trả lời là hãy học cách của bầy ong xử lý với con chuột chui vào tổ ong ăn mật. Trước hết bầy ong đốt con chuột ấy, rồi sau đó để tránh hậu quả thối rữa làm ô nhiễm môi trường, đàn ong lấy sáp bọc kín lấy con chuột ấy như một cách vùi nó lại.

Formosa cũng vậy, với những hệ lụy khủng khiếp mà họ gây ra, với những sự hủy diệt và vết thương đau đớn lên hệ sinh thái biển miền Trung, là một cử tri, tôi đề nghị các đại biểu Quốc hội phải có ý kiến, làm rõ những thiệt hại Formosa gây ra.

Càng sớm càng tốt, hãy xử lý nghiêm khắc dự án Formosa vì tương lai của con cháu chúng ta. Với những gì họ đã làm (ở nhiều nước chứ không phải riêng VN), tôi rùng mình khi nghĩ đến thời gian 70 năm mà các nhà chức trách chúng ta đã cấp phép cho dự án này.

Sẽ có những dự án khác, nhà máy khác thân thiện với môi trường, những dự án phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững của chúng ta.

“Tôi xin phép hỏi ông Cự một câu và mong ông trả lời tắp lự: ông là người trình xin Thủ tướng cho phép dự án có thời hạn 70 năm hay trình dự án 50 năm mà Thủ tướng chữa lại thành 70 năm?

Ông Vũ Phạm Quyết Thắng

 

                                                                    Theo Tuoitre

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục