(HBĐT) - Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Hòa Bình thuộc chương trình “Nâng cấp hệ thống quản lý nước thải và chất thải rắn tại các tỉnh - Chương trình miền Bắc II”. Dự án có tổng mức đầu tư 23.514.769 EURO, tương đương 678, 5 tỉ đồng. Trong đự, vốn vay ODA của Cộng hòa liên bang Đức trên 15, 7 triệu EURO; vốn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ liên bang Thụy Sỹ gần 1, 52 triệu EURO; vốn đối ứng T.ư hỗ trợ trên 4, 4 triệu EURO; vốn đối ứng địa phương gần 1, 9 triệu EURO. UBND TP Hòa Bình là chủ dự án.

 

Địa bàn triển khai tại phường: Tân Hòa, Thịnh Lang, Tân Thịnh, Phương Lâm, Đồng Tiến và xã Sủ Ngòi, Dân Chủ. Dự án chia thành 6 gói thầu, thời gian hợp đồng 20 tháng kể từ ngày khởi công: 1 gói thầu xây dựng Nhà máy xử lý nước thải công suất 5.120 m3 /ngày, đêm và 4 trạm bơm; 2 gói thầu xây dựng mạng thoát nước cấp 1, 2 và 3 gói thầu xây dựng mạng thoát nước cấp 3 với hệ thống cống chung, cống bao, cống áp lực, hố ga, giếng tràn, cửa xả, hộp đấu nối. Các gói   thầu từ số 2 đến số 6 đã ký hợp đồng xây dựng với 5 nhà thầu (Liên danh UDIC - 703, Vinacco, Phương Đông, Văn Hồng, Trọng Tiến) trong năm 2015 và đã khởi công từ cuối năm 2015, đầu năm 2016. Tính đến đầu tháng 8, tiến độ thực hiện các gói thầu ước đạt 9%.

 

 

Nhà thầu thi công gói thầu số 2 tại ngã năm, đại lộ Thịnh Lang (TP Hòa Bình).

 

Theo tìm hiểu của phóng viên, quá trình thi công ảnh hưởng đến việc đảm bảo ATGT, vệ sinh môi trường, sinh hoạt, tâm lý của người dân. Nhiều ý kiến băn khoăn về việc hoàn trả mặt bằng sau thi công. Quan sát tại hiện trường, các khu vực đã thi công xong rải đá dăm, quá trình xe lưu thông bắn tung ra như trên đường Cù Chính Lan, Chi Lăng, Thịnh Lang. Một số đoạn đường Lê Lợi, Lê Quý Đôn đường bị lún, nguy hiểm cho người đi đường. Nhà thầu thi công gói thầu trên đại lộ Thịnh Lang tại ngã năm, tổ 13, phường Tân Thịnh là nút giao nhưng tiến độ khá chậm. Có buổi, đơn vị chắn các tấm tôn nhưng không thi công; một số đoạn chưa thi công nhưng đã rải các tấm   sắt ra đường. Có mặt 20 phút tại nút giao này tối 4/8, chúng tôi chứng kiến 1 người điều khiển xe máy khi gặp đá dăm, phanh bị trượt ngã.

 

Chị Nguyễn Thị Vinh ở tổ 13, phường Tân Thịnh cho biết: Gia đình tôi bán hàng tạp hóa, việc thi công ảnh hưởng đến kinh doanh. Đá dăm trong quá trình thi công tràn ra miệng cống hạn chế việc thoát nước mưa. Trên đại lộ Thịnh Lang khu vực tổ 13, tôi chứng kiến 3 vụ ngã xe máy liên quan đến thi công. Đáng chú ý là trường hợp 1 phụ nữ lao cả người và xe máy xuống cống trước cổng trụ sở Cảnh sát 113.

 

Nhận xét về việc triển khai dự án, ông Đoàn Tiến Lập, Trưởng phòng Quản lý hạ tầng kỹ thuật và phát triển đô thị (Sở Xây dựng) cho rằng: Tiến độ thực hiện các gói thầu chậm. Việc triển khai đồng loạt tất cả các gói thầu nhưng không tập trung được tiến độ, ảnh hưởng tới trật tự ATGT, cảnh quan, môi trường đô thị. Ngày 13/7, phòng đã tham mưu Sở ban hành Văn bản số 1249 về việc thi công dự án. Trong đó, đề nghị UBND thành phố đôn đốc các nhà thầu có biện pháp tổ chức thi công trên các tuyến đường đảm bảo an toàn cho người, phương tiện qua lại; khẩn trương hoàn trả mặt bằng đảm bảo độ chặt, mỹ quan… Thời gian hoàn trả kết cấu mặt bằng, vỉa hè UBND thành phố cấp cho đơn vị thi công trong 6 tháng chưa phù hợp, kéo dài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Sở đang nghiên cứu, đề nghị UBND thành phố rút ngắn thời gian hoàn trả không quá 1 tháng. 

 

ông Nguyễn Việt Hùng, Trưởng phòng Quản lý đô thị TP Hòa Bình cho biết: Quá trình thi công phát sinh các khó khăn, vướng mắc. Đó là việc chồng chéo với một số dự án khác. Quy mô dự án chỉ có 1 Nhà máy xử lý nước thải đặt tại bờ phải sông Đà. Song, phương án đặt tuyến cống áp lực qua cầu Hòa Bình đang phải chờ nghiên cứu xác định khả năng đáp ứng của cây cầu. Mùa mưa lũ, việc thi công gặp khó khăn, dễ xảy ra sự cố và ảnh hưởng nhiều tới đời sống sinh hoạt của nhân dân. Có 3.734 hộp đấu nối từ các hộ dân ra hệ thống thoát nước nên cần sự ủng hộ của các cấp chính quyền và toàn thể nhân dân.

 

Để khắc phục những khó khăn trên, BQL Dự án sử dụng vốn ODA thành phố đã rà soát thiết kế các tuyến cống trong phạm vi dự án và có văn bản điều chỉnh một số tuyến cho phù hợp thực tế. Phối hợp với đơn vị tư vấn đánh giá đáp ứng của cầu Hòa Bình. Thông báo, tuyên truyền để nhân dân biết chủ trương, mục đích của dự án. Ngày 28/6, BQL đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thi công, tư vấn giám sát tăng cường tổ chức thi công tại hiện trường và có các biện pháp đảm bảo an toàn, chất lượng công trình trong mùa mưa lũ. Ngày 19/7, ban hành Văn bản số 327 đề nghị tư vấn, các nhà thầu triển khai thực hiện ý kiến của Sở Xây dựng. Thời gian tới, tiến hành tách riêng các giấy phép xây dựng, rút ngắn thời gian hoàn trả mặt bằng. Phấn đấu hoàn trả xong mặt bằng các tuyến đã thi công trước lễ kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh để đảm bảo mỹ quan đô thị.

 

Dự án hệ thống thoát nước và xử lý nước thải dự kiến hoàn thành vào năm 2018, khi đi vào hoạt động kỳ vọng sẽ cải thiện tình trạng ngập úng, ô nhiễm nước thải sinh hoạt, bảo vệ môi trường thành phố. Tuy nhiên, trước những vấn đề phát sinh, các nhà thầu và cơ quan chức năng cần quan tâm hơn các biện pháp đảm bảo chất lượng, tiến độ, ATGT, vệ sinh môi trường, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

 

 

                                                                             Cẩm Lệ

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục