(HBĐT) - Ngày 18/10/2016, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Công điện khẩn số 06/CĐ-UBND điện: Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố về việc ứng phó khẩn cấp cơn bão số 7.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, hồi 7h, ngày 18/10, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 18,3 độ Vĩ Bắc; 110,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 16 – 17. Trong 24h đến 48h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km và đi vào Vịnh Bắc Bộ. Đến 7h ngày 19/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc; 108,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh – Nam Định khoảng 130 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 14 – 15.
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão gây ra. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố tập trung thực hiện một số nội dung sau:
Các địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh hoãn các cuộc họp chưa thật cần thiết. Tổ chức nghiêm túc việc trực phòng chống thiên tai, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 7 và tình hình mưa lũ, thông tin kịp thời tới các xã, phường và người dân sống ven các sông, suối, các khu vực thấp trũng, đặc biệt là những nơi vừa bị thiệt hại nặng do cơn bão số 1, số 3 gây ra biết thông tin để chủ động phòng tránh, ứng phó với bão số 7. Chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch diện tích lúa mùa đã chín; có biện pháp bảo vệ lượng lúa đã thu hoạch tránh bị hư hỏng do mưa bão. Chủ động triển khai phương án bảo vệ diện tích hoa màu vụ đông đã xuống giống; sẵn sàng các giải pháp kỹ thuật, chuẩn bị dự phòng giống và vật tư cho sản xuất nông nghiệp để kịp thời khắc phục hậu quả mưa lũ.
Rà soát tất cả các khu vực trọng điểm dân cư có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khu vực đang khai thác khoáng sản, hoàn thiện các phương án phòng chống, bổ sung các biện pháp cần thiết để kịp thời xử lý khi có tình huống xấu xảy ra trên địa bàn.
Kiểm tra mức độ an toàn vận hành của các hồ chứa nước trên địa bàn. Đối với các hồ chứa đã tích nước ở mức cao cần phải kiểm tra mức độ an toàn của công trình đầu mối, khả năng tháo nước của đập tràn, phá bỏ các đăng, đáy, các vật cản trên đường tràn có khả năng hạn chế việc thoát lũ của công trình. Có phương án chuẩn bị ứng phó khi sự cố xảy ra.
Khi bão đổ bộ, giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm, qua các ngầm, nhất là các ngầm, cầu giao thông vừa có sự cố. Tuyên truyền, vận động và có biện pháp ngăn ngừa người dân đánh bắt thủy sản hoặc vớt củi trên các sông, suối khi có mưa lũ xảy ra.
Các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương sẵn sàng, chủ động triển khai các phương án ứng phó với bão, mưa lũ; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư cần thiết để ứng phó và khắc phục hậu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu: Ban chỉ huy PCTT&TKCN các ngành, các địa phương phải duy trì trực ban 24/24h; phân công lãnh đạo và các thành viên Ban chỉ huy trực tiếp phụ trách các khu vực trọng điểm; lập danh sách theo dõi những hộ dân sinh sống trong khu vực thường xuyên bị ngập úng, phải sơ tán khi có lũ, các khu vực có nguy cơ sạt lở chủ động nắm bắt thông tin khi có tình huống xấu xảy ra…
Các thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo phân công phụ trách địa bàn các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống, ứng phó khẩn cấp cơn bão số 7, thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh và Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh…
P.V (TH)
Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Khí tượng thủy văn Trung ương, hồi 13 giờ ngày 17-10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 120km về phía Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.
(HBĐT) - Hết quý I /2016, Dự án thúc đẩy thực hiện tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại tỉnh Hòa Bình kết thúc sau gần 3 năm thực hiện. Điều đáng nói là với những đóng góp đáng kể vào việc thay đổi nhận thức, cách làm của chính quyền 4 xã dự án trong lĩnh vực quản trị đất, đem lại lợi ích trực tiếp cho người dân. Dự án tiếp tục được nhân rộng, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trở thành mô hình bền vững tốt, được các tổ chức khác áp dụng.
Cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương chiều 16-10 nhận định cơn bão số 7 với sức gió mạnh nhất hiện nay giật cấp 15-16 trên Biển Đông là cơn bão rất nguy hiểm trong bối cảnh mưa lũ vừa gây thiệt hại nặng nề cho miền Trung.
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung với 15 người chết, 9 người mất tính và 18 người bị thương tính tới trưa 16-10; 98.215 nhà bị ngập, hư hỏng.
Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 8-11...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, sáng sớm nay áp thấp nhiệt đới đã đi vào đất liền tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đến 8 giờ ngày 14-10, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).