(HBĐT) - Từ đỉnh Hiếu học, trên đồi Kim Quy có thể thu gọn vào tầm mắt toàn bộ khuôn viên dự án “Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam” đang được xây dựng tại xóm Tiềng, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong. Ngoài chức năng nghiên cứu, bảo tồn, lưu trữ những giá trị tri thức Việt, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam còn là điểm du lịch hấp dẫn, mới lạ cho du khách trong và ngoài tỉnh.

 

  Cây xanh đang được trồng xen suối Quy thuỷ tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam.

Đây cũng là một trong những địa điểm chính sẽ diễn ra các hoạt động của Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ hai và Hội chợ nông nghiệp - du lịch - thương mại vùng Tây Bắc năm 2016 vào tháng 11.

Đưa chúng tôi đi thăm các hạng mục công trình đang được xây dựng, hoàn thiện, chị Bùi Phương Châm, Phó giám đốc Công viên cho biết: Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam được xây dựng trong khuôn viên rộng 30 ha, cách QL6 khoảng 3 km. Công trình gồm 4 khu vực chính: Khu trung tâm, khu vực hội nghị, hội thảo; khu ẩm thực, vui chơi, giải trí và khu sản xuất. Trong đó, khu trung tâm là linh hồn của công viên, rộng khoảng 15 ha được bao quanh bởi dòng suối Vàng với các hạng mục độc đáo và ý nghĩa như Bảo tàng ngầm, hồ Bán nguyệt, sân lễ hội, đường vinh danh, đỉnh hiếu học….Ngoài ra, trong công viên còn có các khu vực phòng nghỉ, hội trường, thư viện, bể bơi, khu ẩm thực, xưởng điêu khắc, xưởng chế tác đá, vườn ươm, khu vui chơi giải trí…để phục vụ khách du lịch. Dự án chính thức khởi động từ năm 2008 với các phần việc như giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng và đặc biệt là trồng cây xanh theo quy hoạch. Dự án đã giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 300 lao động trên địa bàn. Đến nay, một số công trình dần hoàn thiện và có thể đưa vào sử dụng. Toàn bộ công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2020. Nguồn vốn được sử dụng đảm bảo cho dự án triển khai thực hiện đúng tiến độ.

 

Hiện nay, chuẩn bị cho các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ hai và Hội chợ nông nghiệp – du lịch – thương mại vùng Tây Bắc năm 2016 vào tháng 11 tới, một số công trình đang được gấp rút hoàn thiện. Tiêu biểu như Tòa nhà di sản là một tòa nhà lớn với thiết kế hình quyển sách mở, toàn bộ mặt trước ốp kính là nơi lưu trữ tư liệu, hiện vật cá nhân của các tiến sỹ, nhà khoa họa, hình thành ngân hàng dữ liệu về các nhà khoa học Việt Nam. Qua đó tạo được cái nhìn tổng quan nhất về sự phát triển của nền tri thức Việt Nam. Đây là công trình quan trọng nhất, điểm dừng chân đầu tiên khi đến thăm công viên. Khu vực sân lễ hội cũng đang được khẩn trương hoàn thiện để phục vụ cho việc trưng bày, tổ chức các hoạt động ngoài trời như ẩm thực và trò chơi dân gian.

 

Một điểm đặc biệt của Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam là không gian xanh bao trùm. Toàn bộ công viên hiện có trên 300 loài cây với trên 50.000 cá thể cây. Trong đó có rất nhiều loại cây quý. Các loại cây được chăm sóc, uốn tỉa độc đáo tạo hình rất ý nghĩa và trí tuệ như tạo hình chữ, tạo hình 12 con giáp, tạo hình ngôi nhà…Chuẩn bị cho Lễ hội, đồi thông đã được tạo tán đẹp mắt; vườn cây cóc xanh tốt sum suê, đồi hoa tam giác mạch dự kiến bung nở đúng vào dịp lễ hội. Rất nhiều cây xanh dọc hai bên lối đi, các sườn đồi đang được trồng mới, chăm sóc để đảm bảo không gian xanh sẽ phủ kín Công viên di sản đúng vào dịp Lễ hội. Tạo hình giỏ cam khổng lồ và suối hoa đang được hoàn thiện dự kiến cũng sẽ tạo nên điểm nhấn đẹp mắt trong Lễ hội. Công nhân viên, người lao động trong Công viên cũng đang tích cực chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên liệu thực phẩm để phục vụ du khách trong Lễ hội.

 

Mong muốn thể hiện ý nghĩa về sự trường tồn và vĩnh cửu của trí tuệ; nơi quy tụ tinh hoa của trí tuệ, tất cả các công trình của Công viên đều được đặt tên bắt đầu bằng chữ “Quy” như: Quy hợp viên, Quy hoa viên, Quy miếu sơn, Quy linh viên, đồi Kim Quy, suối Quy thủy, hồ Quy hà…Với địa thế có núi, có sông, lại có di tích gò Thờ gắn với văn hóa tín ngưỡng của người Mường và ý nghĩa nhân văn của từng hạng mục công trình tôn vinh trí tuệ, Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam là một điểm rất đáng khám phá khi đến Cao Phong.

                                                                                               

 

 

                                                                         Dương Liễu

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục