(HBĐT) - Sau 3 tháng chính thức triển khai việc cung cấp dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) sản lượng đã tăng theo cấp số nhân và điều quan trọng hơn cả là sự hài lòng của người dân. Đó là nhận định của ông Đặng Bá Lộc, Giám đốc Bưu điện tỉnh về một dịch vụ mới của ngành.
Tháng
10/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg, về việc
" Tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu
chính công ích” với mục đích: nhằm góp phần giảm tải công việc cho các cơ quan
hành chính, tăng cường sự công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết TTHC,
đồng thời tiết kiệm chi phí cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp. Theo Quyết định số 45, tổ chức, cá nhân có
thể lựa chọn sử dụng 1 trong 3 dịch vụ: Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành
chính, nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính, gửi hồ sơ và nhận kết quả
giải quyết thủ tục hành chính. Việc nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân được thực
hiện tại các điểm phục vụ của Bưu điện hoặc tại địa chỉ mà tổ chức, cá nhân yêu
cầu. Các dịch vụ hành chính công đã và đang triển khai tại các điểm Bưu điện
trên địa bàn tỉnh: thu nộp hộ tiền xử phạt và chuyển trả giấy tờ tạm giữ trong
lĩnh vực giao thông; tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả giấy phép lái xe cấp đổi qua
bưu điện; chuyển phát hồ sơ và lệ phí xét tuyển đại học, cao đẳng; chi trả
lương hưu, trợ cấp xã hội, chi trả trợ cấp người có công, thu thuế…
Đại diện lãnh đạo Sở Tư Pháp và Bưu điện tỉnh
ký kết Hợp đồng chuyển phát Kết quả lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu điện.
Bám sát chủ trương này, từ tháng
1/2017, Bưu điện tỉnh đã triển khai trên toàn hệ thống Bưu điện tỉnh. Để thực hiện hiệu quả dịch vụ mới, Bưu điện
tỉnh đã luôn tập trung mọi nguồn lực để duy trì và phát triển mạng lưới điểm
phục vụ đảm bảo phủ khắp địa bàn tỉnh. Trang bị các thiết bị tại các cơ quan,
sở, ban, ngành để thực hiện dịch vụ tiếp nhận và giải quyết TTHC. Đào tạo và
tập huấn chuyên môn theo yêu cầu của đơn vị phối hợp… Tuy nhiên, do dịch
vụ còn mới mẻ nên những tháng đầu năm sản lượng chưa cao. Từ tháng 1- 6/2017,
mỗi tháng tiếp nhận và chuyển được khoảng 1.800- 2.700 bộ hồ sơ. Tháng 7-8/2017,
số bộ hộ sơ được chuyển qua bưu điện được nâng lên mức 3.960 bộ. Từ ngày
1/8/2017, Bưu điện tỉnh Hòa Bình chính thức cung cấp dịch vụ "Chuyển trả kết
quả giải quyết thủ tục hành chính tới tận tay tổ chức, cá nhân qua dịch vụ bưu
điện” tại Trung tâm Hành chính công tỉnh.
Đến 31/8/2017, Bưu điện tỉnh chính thức cung cấp dịch vụ tiếp nhận hồ sơ
và trả kết quả giải quyết thủ tục hành
chính ở tại 43 điểm phục vụ ( tại các
Bưu cục và Bưu điện văn hóa xã) trong toàn tỉnh. Theo đó, sản lượng hồ sơ được chuyển phát đã
tăng lên rõ rệt: Tháng 9/2017, các Bưu cục
trong hệ thống Bưu điện tỉnh đã tiếp nhận, chuyển trả 4.745 bộ hồ sơ;
tháng 10/2017, đã tiếp nhận, chuyển trả 4.621 hồ sơ, bộ hồ sơ. Các đơn vị phối
hợp chặt chẽ với Bưu điện trong chuyển trả hồ sơ thủ tục hành chính là: Bảo
hiểm xã hội, Sở Giao thông- Vận tải, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Văn phòng Đăng
ký đất đai… Các hồ sơ được chuyển phát qua
đường Bưu điện gồm: Phát sổ Bảo hiểm xã hội đến tay người lao động; Sở Giao
thông- Vận tải chuyển phát giấy phép lái xe; Công an tỉnh chuyển phát CMND, hộ
chiếu, Giấy đăng ký xe; Văn phòng đăng ký đất đai chuyển phát hồ sơ giấy tờ
đất; Sở tư pháp chuyển phát kết quả lý lịch tư pháp…
Là một trong những người đã được tiếp
nhận hồ sơ: Giấy tờ đất, giấy đăng ký xe qua dịch vụ này, chị Lê Thu Trang,
Phường Phương Lâm- TP Hòa Bình cho rằng: dịch vụ này thực sự tiện ích, đã đảm
bảo việc tiết kiệm về thời gian và chi
phí cho người dân khi cần giải quyết các thủ tục hành chính. Thậm chí còn thể
hiện được sự minh bạch (phòng ngừa sự nhũng nhiều trong thực thi công vụ ở một
số cán bộ), nhất là trong lĩnh vực đăng ký đất đai.
Ông Đặng Bá Lộc, Giám đốc Bưu điện
tỉnh cho biết thêm: thời gian qua, Bưu điện tỉnh đã phối hợp với các, sở ngành
liên quan để đào tạo, tập huấn cho nhân viên Bưu điện về quy trình nghiệp vụ có
liên quan đến việc tiếp nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả giải quyết TTHC. Đồng
thời phối hợp xử lý nhanh những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện tiếp
nhận hồ sơ, chuyển trả kết quả qua dịch vụ bưu chính được đảm bảo hiệu quả. Vì
vậy, đến thời điểm này có thể khẳng định: Việc chuyển phát, giao nhận hồ sơ luôn
được đảm bảo nhanh chóng và an toàn. Mọi thông tin trong việc chuyển các hồ sơ luôn
được thể hiện và theo dõi trên hệ thống chuyển phát của Bưu điện. Trong thời
gian tới, Bưu điện tỉnh sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng
dịch vụ đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của các tổ chức và cá nhân trên địa
bàn.
Thúy Hằng
(HBĐT) - Trong đợt mưa lũ kéo dài và qua, hệ thống đường giao thông các tuyến quốc lộ do UBND cấp huyện, cấp xã quản lý trên địa bàn toàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề. Theo đánh giá của Sở GTVT tỉnh, công tác khắc phục chủ yếu mới chỉ đảm bảo giao thông bước 1, hiện chưa bố trí được kinh phí khắc phục triệt để các hư hỏng quá lớn do mưa bão gây ra.
(HBĐT) - Nhờ sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân, thực hiện nghiêm các quy trình trong đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ tái định cư, tổ chức đối thoại với người dân bị ảnh hưởng, hầu hết các dự án quan trọng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn được bàn giao mặt bằng bảo đảm tiến độ đề ra.
(HBĐT) - Ngày 24/11, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội thảo góp ý vào dự thảo Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Tài nguyên & Môi trường. Tham dự có đại diện Ủy ban MTTQ tỉnh, Sở Tài nguyên & Môi trường, Trung tâm Trợ giúp pháp lý, đại biểu nông dân huyện Lạc Thủy, xã Yên Bồng (Lạc Thủy)
(HBĐT) - Đợt mưa lũ kinh hoàng đầu tháng 10 do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới với hầu hết các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn đã gây hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống của người dân. Cả tỉnh có hàng chục người chết và mất tích. Tình trạng trượt sạt đất, đá, lũ ống, lũ quét, ngập lụt xảy ra ở nhiều nơi trong tỉnh làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng. Hàng trăm hộ mất nhà, mất cửa. Hàng nghìn hộ bị thiệt hại về tài sản, hoa màu. Nhiều khu vực bị chia cắt khó tiếp cận. Mưa lũ làm phát sinh hàng chục khu vực, điểm nguy cơ cao trượt sạt đất, đá đe dọa tính mạng của người dân.
(HBĐT) - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), sau khi gây hại trên diện rộng, làm giảm mạnh năng suất lúa vụ mùa vừa qua tại nhiều địa phương, bệnh lùn sọc đen bắt đầu xuất hiện trên cây ngô vụ đông ở các huyện: Kim Bôi, Kỳ Sơn, thành phố Hòa Bình... Tổng diện tích nhiễm đến thời điểm này khoảng 13 ha. Tuy không nhiều nhưng các địa phương không vì thế mà chủ quan với công tác phòng trừ, bởi đây là đối tượng sâu bệnh nguy hiểm, có khả năng lây lan diện rộng và nguồn bệnh có thể sống qua mùa đông rồi gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất vụ chiêm - xuân 2018.
(HBĐT) - Theo thống kê sơ bộ, đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, ngoài thiệt hại về người và tài sản, nhiều nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh bị ô nhiễm do ngập úng, rác thải ứ đọng, phân gia súc, gia cầm không kịp thu gom. Hiện nay đã phát hiện một số ca bệnh rải rác như cúm mùa, tiêu chảy, chân, tay, miệng, viêm não Nhật Bản và các ca bệnh tản phát khác do nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm.