Ngày 27/2, Trung tâm Chính sách Đổi mới Toàn cầu (GIPC) thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ cho biết đã công bố Chỉ số Sở hữu Trí tuệ (IP) Quốc tế hàng năm lần thứ 6, phân tích tình hình sở hữu trí tuệ ở 50 nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam.


Nghi thức thả bóng bay xanh trắng cổ vũ sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Báo cáo xếp hạng các nền kinh tế dựa trên 40 chỉ số riêng biệt để đánh giá hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển sáng tạo liên quan đến bằng sáng chế, thương hiệu, bản quyền và bảo hộ bí mật thương mại.

Theo đó, tổng điểm của Việt Nam tăng từ 30% trên tổng điểm có thể đạt được (10,34 trên thang điểm 35) trong ấn bản lần thứ 5 lên 33% (13,19 trên thang điểm 40) trong ấn bản lần thứ 6. Sự tăng điểm này phản ánh Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017 cũng như những kết quả tích cực đạt được thông qua các chỉ số mới.

Ông Patrick Kilbride, Phó Chủ tịch GIPC cho biết "Việt Nam đã có một số bước đi tích cực hướng tới tăng cường khung sở hữu trí tuệ nhằm cạnh tranh bình đẳng hơn với các nước Đông Nam Á, thể hiện bằng sự tăng điểm trên Chỉ số Sở hữu Trí tuệ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ năm 2018.”

Theo ông Patrick Kilbride, với việc tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào quyền sở hữu trí tuệ, Việt Nam có thể tận dụng đà tăng trưởng tích cực này để trở thành nước dẫn đầu trong khu vực, kích thích các nguồn lực trong nước đổi mới và nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu."

Trong khi đó, ông David Hirschmann, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của GIPC cho biết, kết quả của Chỉ số năm nay thể hiện cam kết toàn cầu ngày càng tăng đối với quá trình đổi mới và sáng tạo chi phối bởi sở hữu trí tuệ. Đa số các quốc gia đã từng bước tăng cường hệ thống sở hữu trí tuệ và xây dựng môi trường khuyến khích các nhà sáng tạo đưa ý tưởng ra thị trường.

"Trong khi một nhóm các nước đứng đầu lĩnh vực bảo hộ sở hữu trí tuệ luôn đạt thứ hạng cao thì khoảng cách dẫn đầu đã dần thu hẹp trong cuộc đua toàn cầu về sở hữu trí tuệ,” ông David Hirschmann nói.

Lãnh đạo GIPC cũng hy vọng các chính phủ sẽ sử dụng Chỉ số này như một kế hoạch chi tiết để cải thiện hệ sinh thái sở hữu trí tuệ, nền kinh tế tri thức và tăng tính cạnh tranh.

Chỉ số cho thấy phần lớn các nền kinh tế được lấy làm chuẩn đang xây dựng nền tảng chính sách sở hữu trí tuệ hiệu quả hơn. Ví dụ như Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đều có các chương trình dài hạn nhằm tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm thực thi quyền sở hữu trí tuệ./.

 

TheoVietNamPlus

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục