Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thời gian gần đây đang là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Nhiều dự án du lịch lớn trên đảo đã và đang được triển khai. Hạ tầng giao thông kết nối cũng được chính quyền địa phương đầu tư, hoàn thiện. Tuy nhiên, tình trạng quá tải tại các bãi chôn lấp rác sinh hoạt đang làm ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của người dân cũng như các hoạt động du lịch trên đảo.


Trung bình mỗi ngày, tại bãi Nhát, nơi tập trung rác sinh hoạt của cả huyện Côn Đảo phải tiếp nhận khoảng 10 tấn rác, trong khi cả đảo chỉ có duy nhất một máy đốt rác với công suất nhỏ và được đốt bằng phương pháp thủ công, chỉ có khả năng xử lý được 1/3 số rác thực tế. Lượng rác tồn đọng trên đảo theo tính toán đã vượt con số 60 nghìn tấn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thời gian qua, để giải quyết lượng rác trên, UBND huyện Côn Đảo đã giao Ban Quản lý các công trình công cộng huyện đảm nhận việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện. Lượng rác trên sau khi thu gom được đưa đến bãi Nhát để xử lý sơ bộ và đốt. Tuy nhiên, bãi rác này quá nhỏ, diện tích chỉ khoảng 3.800 m2, công suất lò đốt cũng chỉ xử lý được gần bốn tấn/ngày nên lượng rác thải tồn đọng ngày càng lớn.

Ông Nguyễn Văn Long, công nhân xử lý rác tại bãi Nhát, cho biết: "Toàn bộ rác thải của người dân, các khu du lịch, và các cơ sở sản xuất tại Côn Đảo, suốt dọc từ sân bay Cỏ Ống cho đến cảng Bến Đầm đều được tập kết hết về đây, do đó từ nhiều năm nay, bãi rác này đã trở nên quá tải. Rác đốt không hết đều được chất đống, phơi ngoài mưa, nắng, bốc mùi khó chịu và ô nhiễm nghiêm trọng cả khu vực. Đấy là chưa kể lượng nước rỉ rác ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm cả nguồn nước”.

Cùng với rác sinh hoạt, hằng năm, Côn Đảo còn phải tiếp nhận hàng trăm tấn rác thải từ ngoài biển đổ vào, trung bình khối lượng khoảng 900 m3/năm. Trong đó, khoảng 100 m3 rác thải là dầu cặn. Nhiều nhất là tại các bãi Bờ Đập, bãi Dương (hòn Bảy Cạnh); bãi Cát Lớn (hòn Bà); bãi Đầm Trầu, khu vực cuối tuyến bến Đầm, trước vịnh Côn Sơn; bãi Suối Ớt (hòn Côn Sơn)… Đây chính là nguyên nhân khiến lượng rác tồn đọng ngày càng tăng cao trên địa bàn.

Theo dự báo, hằng năm, lượng rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Côn Đảo tăng từ 5 đến 10%. Trong một lần khảo sát để tư vấn về quy hoạch du lịch cho Côn Đảo, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã cảnh báo, nếu không xử lý sớm 60 nghìn tấn rác hiện hữu thì tương lai không xa Côn Đảo sẽ đối mặt nguy cơ ô nhiễm nặng nguồn nước ngầm, ô nhiễm không khí.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nguyễn Thành Long cho biết: Quan điểm của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là phải xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm, tồn đọng rác thải sinh hoạt tại Côn Đảo, dành quỹ đất khu vực này để phát triển du lịch. Tỉnh đang xây dựng phương án tối ưu nhất để xử lý rác cho Côn Đảo, trong đó có việc chỉ đạo các sở, ngành liên quan và huyện Côn Đảo khẩn trương làm việc với các nhà đầu tư để chọn lựa phương án xử lý, ưu tiên tối đa cho những nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường và sử dụng ít nhiên liệu.

 

                        TheoNhandan

Các tin khác


Hội nghị giới thiệu phần mềm "Quản lý văn bản và điều hành (VNPT- ioffice)"

(HBĐT) - Vừa qua, tại Báo Hòa Bình, VNPT Hòa Bình tổ chức cuộc hội thảo giới thiệu phần mềm "Quản lý văn bản và điều hành (VNPT- ioffice)" cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan khối Đảng cấp tỉnh. Tham dự có hơn 30 cán cán bộ, phóng viên Báo Hòa Bình.

UBKT Tỉnh ủy tổ chức hội nghị tập huấn CNTT cho cán bộ, công chức

(HBĐT) - Ngày 16/4/2018, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình tổ chức tập huấn Công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ công chức cơ quan với sự phối hợp của cán bộ VNPT Hòa Bình cùng với Phòng Công nghệ thông tin Văn phòng Tỉnh ủy.

Huyện Lạc Thuỷ phát triển giao thông tạo đà xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong 19 tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí hạ tầng giao thông nông thôn đóng vai trò rất quan trọng. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để tạo sức bật phát triển KT-XH, góp phần thực hiện thắng lợi các tiêu chí khác. Vì vậy, trong xây dựng NTM, huyện Lạc Thuỷ đã tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, chủ động dành nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp và đóng góp của người dân để phát triển giao thông.

Diện mạo nông thôn mới ở Cao Răm

(HBĐT) - Cán đích NTM năm 2017, giờ đây, xã Cao Răm (Lương Sơn) đang "khoác trên mình” diện mạo mới. Bộ mặt nông thôn của xã được tô thêm sắc màu tươi mới bởi hệ thống điện, đường, trường, trạm, chợ và các công trình phúc lợi từng bước được đầu tư nâng cấp đạt chuẩn. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân có nhiều đổi thay.

Huyện Lạc Sơn: 13 xã đạt tiêu chí về y tế

(HBĐT) - Năm 2018, huyện Lạc Sơn tiếp tục đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Y tế; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ y tế đảm bảo phục vụ khám - chữa bệnh cho người dân; nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm y tế.

Huyện Kim Bôi: Đầu tư xây dựng trên 30 công trình hạ tầng

(HBĐT) - Trong quý I/2018, từ các nguồn vốn lồng ghép, huyện Kim Bôi đang thi công hơn 8 km đường giao thông nông thôn các loại; 5 công trình thủy lợi (2 hồ, 2 bai, 1 đập); xây dựng, sữa chữa 16 trường học các cấp (trong đó, công trình chuyển tiếp 5 trường, xây dựng mới thực hiện từ năm 2017 là 11 trường); đang tiếp tục xây dựng chuyển tiếp 4 trạm y tế; 6 nhà văn hóa xã, Trung tâm học tập cộng đồng xã với số vốn đầu tư khoảng trên 50 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục