(HBĐT) - Đến nay, xã Gia Mô (Tân Lạc) đã có điện lưới quốc gia được gần 15 năm. Thế nhưng, ở xã vùng sâu này hiện vẫn còn gần 100 hộ phải dùng cột tre tự kéo điện về để sử dụng. Kéo xa cả cây số nên điện không đảm bảo, cùng với đó là những "bẫy điện” giăng ở khắp nơi, tiềm ẩn nhiều mối nguy đến tính mạng của con người.


Ở nhiều bờ rào của xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc) là những dây điện chằng chịt, đe dọa đến tính mạng con người.

Đồng chí Bùi Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Năm 2004, Gia Mô được đầu tư điện lưới quốc gia với 2 trạm biến áp được xây dựng ở xóm Rên và xóm Quắn, lúc này có khoảng 60% hộ dân của 5/6 xóm được hưởng lợi. Đến năm 2014, xã được đầu tư thêm một trạm biến áp ở xóm Trang. Đến nay, mặc dù các hộ đều đã có điện sử dụng nhưng vẫn còn gần 100 hộ phải kéo điện xa vài trăm mét đến cả cây số. Trong đó, khó khăn nhất là các hộ dân ở khu Bo ngoài của xóm Bo; xóm Trám còn khoảng 12 hộ. Ngoài ra, khu Đồng Băm của xóm Đừng, khu Thung Tôm của xóm Rên cũng chưa có đường dây 0,4KV. "Hiện nay, với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhu cầu sử dụng điện của bà con rất lớn, nhiều hộ sử dụng điện ba pha. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng điện ở xã Gia Mô chưa đồng bộ, nhiều khu vực bà con phải kéo điện từ rất xa. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, phát triển kinh tế mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người dân”, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết.

Chúng tôi đến xóm Bo, xóm có nhiều hộ dân nhất chưa có điện đảm bảo để sử dụng. Ở ngay khu trung tâm của xóm, trên con đường liên xóm, chúng tôi không khỏi rùng mình vì "bẫy điện” đã hiển hiện ngay bờ rào. Hàng chục dây điện chằng chịt, cột chống hết sức sơ sài, đến nỗi nếu không quan sát kỹ, chắc nhiều người tưởng đó là những dây điện cũ được người dân tận dụng làm hàng rào. Những dây điện võng xuống chỉ ngang đầu gối của người lớn, nếu không quan sát kỹ, rất có thể nhiều người sẽ bị mắc vào "bẫy điện” này. Chưa kể trâu, bò đi qua cũng có thể bị vướng vào những dây điện bất cứ lúc nào.

Đến khu xóm Bo ngoài, khu có nhiều hộ phải tự kéo điện xa nhất của xã Gia Mô mới thấy được nỗi vất vả của bà con nơi đây. Ở bờ rào hay ngoài cánh đồng, những cột tre xiêu vẹo, dây nhiều mấu nối là hình ảnh phổ biến ở khu dân cư này. Xóm Bo có 136 hộ, trong đó còn 72 hộ chưa có công tơ điện. Khu Bo ngoài có 52 hộ, khu dân cư này chưa có bất cứ cột điện hạ thế nào, bà con phải góp tiền mua chung đường dây kéo điện từ xóm Trang về dùng với khoảng cách xa nhất trên 1 km. Do đường dây quá xa nên bà con không sử dụng được các trang thiết bị điện, cùng với đó là những nỗi lo khi "bẫy điện” gây ra những vụ tai nạn đáng tiếc.

Ông Bùi Văn Dan, Trưởng xóm Bo cho biết: Những năm trước đây, có 2 người dân ở khu Bo ngoài bị điện giật, một người thành tàn tật và mới mất cách đây vài tháng. Còn gần đây nhất là một con trâu của hộ ông Bùi Văn Khuộn chết vì điện giật. Không có điện, đường giao thông còn nhiều trắc trở nên đời sống của bà con cũng chậm chuyển biến. Hiện, xóm có gần 80% hộ thuộc diện nghèo, cận nghèo. "Điện không đảm bảo nên nhu cầu thắp sáng khó khăn, chưa kể những nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa do đường dây điện tự kéo gây ra. Bà con, Ban quản lý xóm nhiều lần đề xuất, kiến nghị lên cấp trên nhưng vẫn chưa được đầu tư. Tính ra, trước mắt để có điện sử dụng đảm bảo, ở khu Bo ngoài chỉ cần đầu tư khoảng 10 cột điện hạ thế. Còn về lâu dài, hiện nay ở xóm đang xây dựng trường mầm non và tương lai là trạm y tế nên rất cần đầu tư thêm trạm biến áp”, ông Dan chia sẻ.

Qua quan sát thực tế và ghi nhận ở các hộ dân, có thể thấy, hệ thống điện ở xóm Bo cùng một số khu dân cư của xã Gia Mô còn rất khó khăn. Được biết, hệ thống đường dây điện ở xã Gia Mô (Tân Lạc) do Điện lực Lạc Sơn vận hành, quản lý. "Vì điện yếu nên cắm nồi cơm vài tiếng đồng hồ chẳng chín, mua ti vi thì dăm ba ngày cũng hỏng vì điện chập chờn. Chúng tôi rất mong các cấp chính quyền quan tâm, đầu tư đường dây để có điện đảm bảo, an toàn sử dụng”, ông Bùi Văn Hiếm, người dân xóm Bo bày tỏ.

Viết Đào


Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục