(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của BCH T.Ư Đảng khóa X về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn” (tam nông), BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 15-Ctr/TU ngày 31/10/2008. Trong đó, chương trình về chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ (KH-CN) đã đạt những kết quả tích cực.


Công ty TNHH thủy hải sản Hải Đăng nuôi các loại cá đặc sản trên hồ Hòa Bình (xã Thái Thịnh, TP Hòa Bình), áp dụng theo quy trình VietGAP được khách hàng tin tưởng.

 

Để thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng thu nhập ổn định cho người dân nông thôn, các địa phương tích cực xây dựng những mô hình hiệu quả, ưu tiên phát triển sản phẩm hàng hóa chủ lực, từ đó nhân rộng. Tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới được chuyển giao, ứng dụng. Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật, tiếp cận, ứng dụng KH-CN vào sản xuất, thu hoạch và thị trường.

Các xã trong tỉnh đã thực hiện hơn 1.600 mô hình phát triển sản xuất. Nhiều mô hình đem lại thu nhập cao, được nhân rộng như: trồng rau hữu cơ ở huyện Lương Sơn; phát triển cây có múi ở các huyện: Cao Phong, Kim Bôi, Lạc Thủy; nuôi trồng thủy sản ở huyện Đà Bắc… Bằng nguồn vốn sự nghiệp khoa học, 10 năm qua, tỉnh đã thực hiện một số đề tài, tạo bước đột phá trong phát triển tam nông. Cụ thể, xây dựng và công bố Chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong, giúp tạo thương hiệu, tăng giá trị cam quả lên 30 - 40%, nhiều hộ trở thành tỉ phú. Xây dựng thương hiệu các sản phẩm đặc sản khác của tỉnh như: mía tím Hòa Bình, quả lặc lày và rau hữu cơ Lương Sơn, hạt dổi Lạc Sơn, bưởi đỏ Tân Lạc và cá, tôm sông Đà...

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu, ứng dụng đã lựa chọn được các giống cây trồng, vật nuôi thế mạnh của tỉnh có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và phù hợp với sinh thái của tỉnh. Có thể kể đến giống ngô lai ngắn ngày, chịu hạn, năng suất cao LVN25, SH099; xác định cây đầu dòng của các cây có múi; mía tím nuôi cấy mô tế bào thực vật; viên nang cao chiết xuất từ cây xạ đen làm thực phẩm chức năng; nuôi thành công cá tầm trên hồ Hòa Bình; bảo tồn nguồn gen cây dổi Lạc Sơn…

Thông qua các đề tài, dự án đã có gần 400 quy trình công nghệ được nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao; xây dựng được 150 mô hình sản xuất, trình diễn. Trên 100 kỹ thuật viên, gần 4.000 lượt nông dân được đào tạo, tập huấn, từ đó hình thành phương thức canh tác theo kỹ thuật tiên tiến. Tạo dựng mối liên kết giữa 4 nhà (nhà khoa học, nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà nông). Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực KH-KT cho các cơ quan chủ trì và nông dân, góp phần phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông thôn.

Theo đánh giá của BTV Tỉnh ủy, sau 10 năm thực hiện Chương trình hành động số 15-Ctr/TU, người dân đã nhận thức và ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất nông nghiệp mạnh hơn. Sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa, thị trường được quan tâm. Tuy nhiên, việc nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp ở một số nơi còn hạn chế, chưa thường xuyên nắm bắt tình hình và chỉ đạo, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thật hiệu quả.

Từ thực tế, kinh nghiệm được rút ra là: Ứng dụng KH-CN mới để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo nguồn lực xây dựng nông thôn là hướng đầu tư hiệu quả. Cần xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng KH-CN mới, phát triển sản xuất, giải quyết việc làm cho nông dân. Nhiệm vụ đến năm 2020 được xác định là: Mở rộng quy mô sản xuất các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng và giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Xác định và phát triển sản phẩm lợi thế của từng xã, liên xã, liên huyện, toàn tỉnh và vùng. Đẩy mạnh ứng dụng quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP). Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tưới tiết kiệm vào sản xuất sản phẩm có lợi thế, hình thành vùng chuyên canh. Xác định và nhân rộng công nghệ, mô hình sản xuất phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

 

Cẩm lệ

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục