(HBĐT) - Với mục tiêu đưa thương mại điện tử (TMĐT) trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý Nhà nước (QLNN) và đại bộ phận doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan Nhà nước. Đồng thời hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng TMĐT cho các doanh nghiệp (DN), UBND tỉnh đã tăng cường chỉ đạo, điều hành các cấp, ngành, DN trong tỉnh coi trọng thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh.



Agribank Hòa Bình chi nhánh Phương Lâm coi trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Những năm qua, UBND tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ quản lý thuộc các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về QLNN đối với TMĐT; vai trò, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN đối với sự phát triển của lĩnh vực này cũng như các điều kiện, kỹ năng cần thiết để tham gia. 

Việc phát triển, ứng dụng công nghệ, dịch vụ TMĐT bước đầu đã khuyến khích các ngân hàng, tổ chức tín dụng, DN ứng dụng công nghệ thẻ vào các loại hình dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ thanh toán điện tử tiền điện, nước, lương, tiền điện thoại, các dịch vụ giao thông công cộng... 

UBND tỉnh đã ban hành một số chính sách hỗ trợ DN và phát triển thị trường như: Quy định chính sách hỗ trợ DN phát triển KH&CN; hỗ trợ xây dựng, nâng cấp website cho 30 DN. Theo thống kê, đến nay, toàn tỉnh có 90% DN sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất - kinh doanh (SX-KD). Trên 25% DN có trang thông tin điện tử (TTĐT) cập nhật thường xuyên hoặc định kỳ thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm. Trên 90% DN tham gia các website TMĐT để mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động SX-KD. Trên 90% DN ứng dụng các phần mềm chuyên dùng trong quản lý SX-KD.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các DN bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Các DN, nhất là DN hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính, viễn thông đã  quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng cho ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin vào quản lý SX-KD. Nhiều phần mền được ứng dụng như phần mền quản lý khách hàng, nhân sự, kế toán, quản lý hàng hóa, giá cước. 

Bên cạnh đó, DN trong tỉnh đã ứng dụng rộng rãi các hình thức thanh toán điện tử trong hoạt động SX-KD. 60% hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ và qua phương tiện điện tử. Hàng năm, tỉnh triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT, đưa việc này trở thành ứng dụng phổ biến trong các DN, người tiêu dùng.

Đối với ứng dụng TMĐT trong cơ quan Nhà nước, hiện nay, 80% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, các huyện được đưa lên Cổng TTĐT, Trang TTĐT của các đơn vị. 90% văn bản nội bộ của các cơ quan, đơn vị được trao đổi dưới dạng điện tử, không sử dụng văn bản giấy. 90% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa cơ quan Nhà nước được trao đổi dưới dạng điện tử song song với bản giấy. Hiện nay, toàn tỉnh có 31 trang TTĐT của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được xây dựng và tích hợp vào Cổng TTĐT của tỉnh. Các trang TTĐT này đã phát huy được vai trò quảng bá, giới thiệu, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân, DN đối với lĩnh vực cơ quan, DN quản lý.

Phần mềm một cửa điện tử đã được triển khai ứng dụng tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh, kết nối đến 100% sở, ban, ngành và Bộ phận một cửa của UBND các huyện, thành phố, đảm bảo phục vụ cho việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính của tổ chức, công dân, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Ngoài ra, hệ thống truyền hình hội nghị đã được kết nối từ UBND tỉnh tới tất cả các huyện, thành phố, nhờ vậy, tiết kiệm được kinh phí, giấy tờ, tài liệu, thời gian. Đến nay đã tổ chức được trên 90 cuộc họp trực tuyến giữa UBND tỉnh với T.Ư và UBND các huyện, thành phố.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng TMĐT đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan Nhà nước trong tỉnh cũng như năng lực cạnh tranh, hiệu quả SX-KD của DN, góp phần thúc đẩy quá trình CNH - HĐH phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.


 Bình Giang


Các tin khác


Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục