(HBĐT) - So với các địa phương khác trong tỉnh, huyện Đà Bắc triển khai kế hoạch dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) chậm hơn. Thống kê sơ bộ, trong giai đoạn 2015 - 2018, trên địa bàn tỉnh có 46/191 xã thực hiện DĐĐT, chiếm 24,08% tổng số xã, tổng diện tích thực hiện 3.741 ha, chiếm khoảng 4,67% tổng diện tích đất trồng trọt. Một số huyện như Yên Thủy, Lương Sơn đã tiên phong DĐĐT từ năm 2015, trong khi đó, huyện Đà Bắc chưa có bước đi cụ thể trong công tác DĐĐT những năm 2015 - 2017.


Xã Tân Pheo được huyện Đà Bắc lựa chọn thí điểm thực hiện dồn điền, đổi thửa năm 2019 với diện tích 10 ha. Xã xác định tùy điều kiện từng xứ đồng sẽ áp dụng hình thức dồn đổi phù hợp.

Quyết tâm tạo chuyển biến, nhất là sau khi BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 22/12/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác DĐĐT trên địa bàn tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Đà Bắc đã tích cực chỉ đạo thực hiện công tác DĐĐT giai đoạn 2018 – 2020. Trong năm 2018, huyện kiện toàn bộ máy thực hiện nhiệm vụ DĐĐT các cấp; hoàn thành việc rà soát hiện trạng, phân hạng đất đến từng thửa ruộng; quy hoạch các khu sản xuất tập trung đến năm 2025 của xã đến từng thôn, xóm; các thôn, xóm đề xuất kế hoạch thực hiện DĐĐT phân theo năm, tổng hợp đề xuất vào kế hoạch chung của xã; UBND các xã, thị trấn triển khai xây dựng kế hoạch DĐĐT tại địa phương. Đó là sự chuẩn bị cần thiết để đến cuối tháng 1/2019, UBND huyện ban hành Kế hoạch DĐĐT trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. 

Theo kế hoạch, huyện sẽ khởi động DĐĐT ngay trong năm nay tại 5 xã thí điểm là Tu Lý, Hào Lý, Mường Chiềng, Đồng Chum, Tân Pheo với quy mô 10 ha/xã, tổng diện tích 50 ha. Đây là 5 xã có những điều kiện thuận lợi nhất định để tiên phong thực hiện DĐĐT so với các địa bàn khác trong huyện. Điển hình như Tu Lý - xã đầu tiên của huyện được công nhận đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2018. Sau 8 năm (2011-2018) vượt khó để xây dựng NTM thành công, xã Tu Lý đã tạo được chuyển biến tích cực về mọi mặt KT-XH. Trong đó, sản xuất nông nghiệp bắt đầu có sự phát triển thuận lợi theo hướng chuyển đổi từ sản xuất manh mún, tự phát sang sản xuất hàng hóa tập trung có mức độ cơ giới hóa và ứng dụng tiến bộ KHKT. Trong 5 năm gần đây, Tu Lý đã mạnh dạn triển khai các mô hình liên kết cho hiệu quả kinh tế khá cao. Nhưng cũng như nhiều địa phương khác, vì chưa thực hiện DĐĐT nên quy mô sản xuất còn hạn chế, hiệu suất đầu tư chưa được như kỳ vọng. Mặc dù có diện tích đất nông nghiệp nhiều (chiếm trên 90% tổng diện tích đất tự nhiên) nhưng vì phân bố rải rác, ruộng đất manh mún nên xã Tu Lý rất khó thu hút triển khai các dự án nông nghiệp đòi hỏi sự chuyên canh và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng cao. Đây được xác định là "điểm nghẽn” quan trọng cần sớm tháo gỡ trong lộ trình phát triển nông nghiệp của xã Tu Lý.  

Nhìn rộng ra địa bàn toàn huyện, hiện nay, Đà Bắc có tổng diện tích đất trồng trọt khoảng 6.485 ha, trong đó, đất lúa khoảng 1.560 ha, đất trồng cây hàng năm khoảng 4.653 ha, đất trồng cây lâu năm khoảng 1.832 ha. Thực hiện kế hoạch DĐĐT, huyện sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn vì địa hình nơi đây bị chia cắt mạnh, đất đai manh mún, nhỏ lẻ, chi phí đầu tư cao, cơ giới hóa trong sản xuất hạn chế. So với các địa phương khác trong tỉnh, Đà Bắc là huyện khó khăn bậc nhất khi thực hiện công tác DĐĐT vì là huyện miền núi có sự phân hạng rất nhiều loại đất, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu không đồng bộ, hệ thống giao thông nội đồng còn nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn thấp, khả năng huy động nguồn lực trong dân không cao. Bên cạnh đó, tập quán canh tác của người dân vẫn mang tính tự phát, sản xuất chưa theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh và địa phương nên sẽ trở thành rào cản lớn, đòi hỏi quyết tâm cao và giải pháp đồng bộ của toàn huyện khi bắt đầu thực hiện kế hoạch DĐĐT.   

Đồng chí Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc khẳng định: Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức nhưng huyện sẽ quyết tâm thực hiện kế hoạch DĐĐT trên địa bàn huyện đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Mục tiêu của kế hoạch là góp phần nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ và nhân dân về công tác DĐĐT, gắn DĐĐT với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp. Để đạt được thành công, UBND huyện xác định trong quá trình thực hiện, việc DĐĐT phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, phù hợp với Luật Đất đai và các quy hoạch trong nông nghiệp, nông thôn. 

Dự kiến sau khi triển khai DĐĐT tại 5 xã thí điểm trong năm 2019, huyện Đà Bắc phấn đấu đến năm 2020 sẽ nhân rộng ra 20/20 xã, thị trấn với tổng diện tích 197 ha; đến năm 2025, nâng tổng diện tích DĐĐT sau triển khai kế hoạch là 647 ha, chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp. Hiện, UBND huyện chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng kế hoạch DĐĐT đến toàn dân, các xã thí điểm tích cực vào cuộc với quyết tâm hoàn thành kế hoạch DĐĐT năm 2019.

Thu Trang


Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục