(HBĐT) - Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh vừa có Công điện số 01/CĐ-BCH nhằm chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất.




Trong đợt mưa giông diện rộng vào đầu tháng 6 vừa qua, các con suối trên địa bàn TP Hòa Bình đã xuất hiện một đợt lũ với biên độ khá cao.

Theo tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, hiện, vùng núi và trung du Bắc Bộ đang có đợt mưa to đến rất to, lượng mưa phổ biến từ 50-120mm/24h, có nơi từ 150-200mm/24h. Cảnh báo mưa lớn ở vùng núi và trung du Bắc Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 16 – 17/6, thời gian mưa tập trung vào đêm và sáng sớm. Trên các sông, suối vùng núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Hòa Bình khả năng xuất hiện một đợt lũ với biên bộ lũ lên từ 2-3m, ngập lụt ở vùng trũng.

Để chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và các tình huống bất thường xảy ra, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy PCTT&TKCN các huyện, thành phố, chủ đầu tư các công trình đang thi công xây dựng, Đài PT-TH tỉnh, Báo Hòa Bình theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất, bằng mọi biện pháp thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất.

Rà soát các phương án ứng phó với tình huống lũ quét, sạt lở đất; tăng cường kiểm tra khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động sơ tán dân đến nơi an toàn.

Triển khai phương án chủ động phòng, chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng, chống lũ theo cấp báo động; tổ chức rà soát việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng phó theo quy định.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 03, ngày 22/1/2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác PCTT, TKCN; bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống mưa lũ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019; Chỉ thị số 12, ngày 26/9/2018 của UBND tỉnh về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh…


                                                                               H.N (TH)

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục