(HBĐT) - Xã Phú Lai (Yên Thủy) bắt đầu thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT) vào năm 2015. Từ những thửa ruộng manh mún, nhỏ lẻ, giờ đây đã trở thành những thửa ruộng lớn, bằng phẳng, xuất hiện thêm nhiều mô hình cây trồng đạt hiệu quả cao, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đất nông nghiệp.


Nông dân xóm Hạ, xã Phú Lai (Yên Thủy) đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.

Ông Bùi Văn Quyết, xóm Rò, xã Phú Lai là một trong những gia đình tiên phong tham gia DĐ,ĐT chia sẻ: Trước đây, gia đình tôi có 11 thửa ruộng. Do vị trí các thửa cách xa nhau nên công sức lao động phải bỏ ra nhiều hơn, vất vả hơn. Việc đưa máy móc vào canh tác cũng khó khăn nên năng suất thấp, sau mỗi vụ thu hoạch lời lãi chẳng còn bao nhiêu. Khi xã có chủ trương DĐ,ĐT, tôi bàn với gia đình và thống nhất dồn 11 thửa ruộng thành 1 thửa có tổng diện tích 5.500 m2. Với những diện tích trồng lúa kém hiệu quả, tôi chuyển sang trồng bí xanh và rau, đậu quanh năm. Ngoài trồng trọt, tôi còn chăn nuôi lợn thịt, nhờ đó, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, mỗi năm thu về hơn 100 triệu đồng.

Trước khi DĐ,ĐT, hầu hết các hộ nông nghiệp của xã Phú Lai đều có từ 5 - 6 thửa, có hộ có tới 11 thửa. Đa phần là các thửa nhỏ, manh mún và nằm ở vị trí xa nhau, gây khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Việc canh tác của người dân cũng vì thế mất nhiều công sức hơn. Để khắc phục thực trạng này, năm 2015, cấp ủy, chính quyền xã đã tiến hành triển khai chương trình DĐ,ĐT. Xóm Tân và xóm Hạ là 2 xóm thực hiện thí điểm đầu tiên trong xã.

Để tạo thuận lợi cho công tác DĐ,ĐT, xã tổ chức nhiều cuộc họp, lấy ý kiến người dân, từ đó đưa ra cách thực hiện hợp lý nhất. Bên cạnh đó, xã triển khai việc cải tạo, xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng đảm bảo nguồn nước tưới vào mùa cạn và hạn chế tình trạng ngập úng vào mùa mưa. Để việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp được thuận lợi, chính quyền xã vận động người dân tự nguyện đóng góp tiền, ngày công lao động, hiến đất để tạo quỹ đất mở rộng đường giao thông, thuỷ lợi nội đồng. Sau khi hoàn thành hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, Ban chỉ đạo DĐ,ĐT xã chỉ đạo các tiểu ban tổ chức nghiệm thu, khảo sát diện tích ruộng, xây dựng, thống nhất phương án chi tiết và giao ruộng cho người dân.

Sau khi 2 xóm thí điểm thực hiện DĐ,ĐT thành công, nông dân tích luỹ được đất sản xuất để phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập. Từ năm 2016-2017, xã tiếp tục triển khai DĐ,ĐT ở 6 xóm còn lại.

Trao đổi với chúng tôi, bà Phạm Thị Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Khi mới bắt đầu thực hiện DĐ,ĐT, cấp ủy chính quyền xã phân công nhiệm vụ cho các hội, đoàn thể cùng phối hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là do nhận thức của người dân còn hạn chế. Để nông dân hiểu được lợi ích của việc DĐ,ĐT, Hội Nông dân xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động. Tích cực tập huấn, hướng dẫn, giới thiệu đến người dân các ứng dụng KHKT, cơ giới hóa trong sản xuất. Nhờ đó, việc DĐ,ĐT được thuận lợi bởi nông dân ở 8/8 xóm đều ủng hộ, đồng tình với chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện cũng như địa phương.

Đến nay, sau hơn 1 năm hoàn thành DĐ,ĐT, từ 3.075 thửa dồn đổi còn 1.032 thửa, bình quân toàn xã còn 1 - 3 thửa/hộ, diện tích mảnh lớn nhất là 1.080 m2, nhỏ nhất 360 m2. Phát huy hiệu quả sau DĐ,ĐT, sản lượng lương thực có hạt của xã đạt 254,66 tấn/ năm. Thu nhập bình quân đạt gần 40 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 6,02%.

Thu Hằng


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục