(HBĐT) - Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hảo, Tổ đại biểu TP Hòa Bình hỏi: Dự án cải tạo, nâng cấp đường 433 từ TP Hòa Bình đi Đà Bắc quá trình thi công làm đường, đổ đất thải xuống dọc suối Voi từ địa phận xã Toàn Sơn, huyện Đà Bắc xuống địa phận xã Hòa Bình, TP Hòa Bình đã làm bồi lấp dòng chảy của suối; vùi lấp khoảng 6 ha ruộng lúa, hoa màu của nhân dân xã Hòa Bình. UBND tỉnh có giải pháp gì để Dự án đường 433 sớm hoàn thành, phương án gì để chỉ đạo khắc phục hậu quả do việc làm đường đã đổ đất thải xuống suối Voi?



                                     
                                  Đồng chí Bùi Đức Hậu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT.

Đồng chí Bùi Đức Hậu, Phó Giám đốc phụ trách Sở GTVT trả lời: Điểm mấu chốt để công trình sớm hoàn thành là nghiên cứu bố trí nốt phần vốn còn thiếu cho dự án (khoảng 174 tỷ đồng). Đây là vấn đề hết sức khó khăn, Sở GTVT, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh đã có nhiều văn bản đề nghị UBND tỉnh nghiên cứu tháo gỡ. Đồng thời, Sở GTVT đã tham mưu UBND tỉnh có Văn bản số 1627/UBND – CNXD ngày 4/10/2018 gửi Bộ KH&ĐT đề nghị bố trí nguồn vốn thực hiện dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 433 đoạn km0 – km23. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, nguồn vốn dành cho dự án hết sức khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện tại, UBND tỉnh vẫn đang tiếp tục chỉ đạo Sở KH&ĐT, Sở Tài chính nghiên cứu, tìm kiếm nguồn vốn để ưu tiên bố trí cho dự án, phấn đấu hoàn thành công trình đưa vào khai thác sử dụng cuối năm 2019.
Về phương án khắc phục hậu quả do việc làm đường đã đổ đất, đá thải xuống suối Voi làm bồi lấp lòng suối, hoa màu nhà dân. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, nhà thầu đã thực hiện việc nạo vét khắc phục nhiều lần, tuy nhiên, do phần lớn diện tích ruộng bị vùi lấp nằm sát dòng suối nên mỗi khi lũ về hai bên dòng suối bị sói lở lại kéo theo đất, đá vùi lấp trở lại như cũ, việc khắc phục hậu quả gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục hậu quả này, ngành đã giao chủ chủ đầu tư tiếp tục phối hợp với UBND TP Hòa Bình thực hiện nghiêm theo nội dung Công văn số 122 của UBND tỉnh về việc khắc phục hậu quả bồi lấp suối Voi. Trước mắt, khắc phục bồi lấp đất sản xuất cho người dân, đề nghị UBND tỉnh cho thu hồi đất, thực hiện bồi thường, hỗ trợ cho người dân theo quy định hiện hành. Về lâu dài, đề nghị UBND tỉnh giao đơn vị chuyên ngành nghiên cứu áp dụng công nghệ đập ngăn lũ bùn, đá để xử lý dứt điểm tình trạng bồi lấp. Ngày 21/6/2019, Ban Quản lý dự án ĐTXD các công trình giao thông tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Phát triển quỹ đất, xã Hòa Bình triển khai mời các hộ dân có diện tích bị ảnh hưởng họp phổ biến về chế độ, chính sách đền bù vùi lấp suối Voi và tiến hành rà soát, kiểm đếm ngoài hiện trường, lập dự toán trình các cấp phê duyệt.



Nhóm PV

Các tin khác


Chọn địa điểm và quy cách hố chôn lợn bệnh

(HBĐT) -  Địa điểm: UBND cấp xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm chọn địa điểm hố chôn hủy; hố chôn hủy phải cách nhà dân, giếng nước, nguồn nước sinh hoạt, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 100m (đối với chôn hủy số lượng lớn phải cách xa khu dân cư) và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn, tốt nhất là khu đất bãi, vườn, đồi cây ăn quả hoặc cây lấy gỗ tại chỗ.

Hướng dẫn kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi Phun khử trùng tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời và chôn hủy lợn bệnh

(HBĐT) - 1 - Đối với phun khử trùng (PKT) tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời: - Người thực hiện PKT tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động theo quy định. - Chốt kiểm dịch động vật tạm thời: Thực hiện phun tiêu độc khử trùng đối với phương tiện vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn đi qua chốt kiểm dịch.

Từ ngày 14/7, nắng nóng gia tăng ở Đông Bắc Bộ và Trung Bộ

Ngày 12/7, do hiệu ứng phơn nên khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ.

Dư nợ chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường đạt trên 433 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) triển khai tại tỉnh đã cho vay 3.650 lượt hộ, doanh số cho vay đạt trên 66 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt trên 37 đồng. Đến hết tháng 6, tổng dư nợ chương trình đạt trên 433 tỷ đồng với 35.714 hộ còn dư nợ. Từ nguồn vốn này, các hộ đã đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh.

Chủ động phòng trừ ốc bươu vàng ngay trong cao điểm gieo cấy lúa vụ mùa

(HBĐT) - Ốc bươu vàng (OBV) đang có mật độ phổ biến 1 - 3 con/m3, nơi cao 7 - 10 con/m2. Căn cứ tình hình hiện nay, Chi cục TT&BVTV dự báo đối tượng này có xu hướng tăng mạnh cả về mật độ và diện phân bố, cao điểm nhất là thời gian từ nay đến đầu tháng 8/2019, gây hại nhiều và nặng nhất trên diện tích lúa mới cấy - đẻ nhánh hoặc diện tích gieo sạ, nhiều ruộng sẽ phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả OBV.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục