(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1074, ngày 12/7/2019 về việc thực hiện cơ chế, chính sách, đối tượng, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh mức hỗ trợ cơ sở chăn nuôi; mức hỗ trợ doanh nghiệp (DN) chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 ngày 12/6/2017, có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh DTLCP với mức cụ thể như sau:
-Hỗ trợ cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh DTLCP trước ngày 27/6/2019, đối với lợn con, lợn thịt các loại hỗ trợ mức tối thiểu 80% giá thị trường tại thời điểm và tại địa phương có dịch bệnh xảy ra. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác, hỗ trợ với mức từ 1,5 lần so với mức hỗ trợ các loại lợn khác tại thời điểm có dịch bệnh (do Sở Tài chính công bố).
Hỗ trợ cơ sở chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh DTLCP từ ngày 27/6 – 31/12/2019, đối với lợn con, lợn thịt các loại hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi; lợn nái, lợn đực đang khai thác hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi.
-Hỗ trợ DN chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (không bao gồm DN nhỏ và vừa là công ty con hoặc công ty có vốn cổ phần chi phối DN lớn) và chủ hộ giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà từ ngày 27/6 – 31/12/2019 với mức 500.000 đồng/con lợn cụ kỵ, ông bà…
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chỉ đạo chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác để phòng, chống DTLCP. Tổ chức thống kê, đánh giá báo cáo thiệt hại do dịch bệnh gây ra và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo… Thực hiện công khai chính sách và mức hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng và tại thôn, xã đảm bảo hỗ trợ trực tiếp cho chủ cơ sở chăn nuôi bị thiệt hại; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch và mức bồi thường cho lực lượng tham gia công tác này. Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh kịp thời, bảo đảm yêu cầu không để lây lan dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường; tổ chức tốt công tác kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ, mua bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn đúng quy định của pháp luật…
H.N (TH)
Ngày 12/7, do hiệu ứng phơn nên khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ xuất hiện nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường (NS&VSMT) triển khai tại tỉnh đã cho vay 3.650 lượt hộ, doanh số cho vay đạt trên 66 tỷ đồng; doanh số thu nợ đạt trên 37 đồng. Đến hết tháng 6, tổng dư nợ chương trình đạt trên 433 tỷ đồng với 35.714 hộ còn dư nợ. Từ nguồn vốn này, các hộ đã đầu tư xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh.
(HBĐT) - Ốc bươu vàng (OBV) đang có mật độ phổ biến 1 - 3 con/m3, nơi cao 7 - 10 con/m2. Căn cứ tình hình hiện nay, Chi cục TT&BVTV dự báo đối tượng này có xu hướng tăng mạnh cả về mật độ và diện phân bố, cao điểm nhất là thời gian từ nay đến đầu tháng 8/2019, gây hại nhiều và nặng nhất trên diện tích lúa mới cấy - đẻ nhánh hoặc diện tích gieo sạ, nhiều ruộng sẽ phải cấy dặm, cấy lại nếu không ngăn chặn hiệu quả OBV.
(HBĐT) - Xã Phú Lai (Yên Thủy) bắt đầu thực hiện dồn điền, đổi thửa (DĐ,ĐT) vào năm 2015. Từ những thửa ruộng manh mún, nhỏ lẻ, giờ đây đã trở thành những thửa ruộng lớn, bằng phẳng, xuất hiện thêm nhiều mô hình cây trồng đạt hiệu quả cao, nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, làm giàu từ đất nông nghiệp.
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén kết hợp với hội tụ gió lên đến 5000m nên trong ngày 10/7 ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to.
(HBĐT) - Ngày 9/7, tại tỉnh ta, Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai đã tổ chức Lễ nghiệm thu bàn giao thiết bị đo mưa tự động cho một số tỉnh phía Bắc năm 2019.