(HBĐT) - Do ảnh hưởng hoàn lưu cơn bão số 3, lượng mưa lớn kéo dài diễn ra ở khu vực tỉnh Hòa Bình khiến cho nhiều nơi có nguy cơ ngập nặng. Tại xóm Máy Giấy, xã Dân hạ (Kỳ Sơn), nhiều hộ bị nước tràn cả vào khu vực nhà bếp, ngoài vườn nước ngập cao đến gần thắt lưng người. Nhiều người dân vừa chống chọi với mưa lũ, vừa bức xúc vì nguyên nhân dân dẫn đến tình trạng trên.

Ông Nguyễn Văn Giám, xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) trước ngôi nhà bị ngập nước trong chiều ngày 3/8.

Chiều 3/8, tại khu vực xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã có 6 hộ gia đình bị ngập nặng. Trong đó, tình trạng ngập nặng nhất là tại gia đình ông Lại Văn Dương và ông Nguyễn Văn Giám. 

Ngay tại sân nhà, chiếc xe đạp từ thời ông Giám còn là công nhân Nhà máy giấy Kỳ Sơn bị nước dâng lên ngập gần nửa xe. Những thùng nuôi ong bằng gỗ trôi lềnh bền trên mặt nước. Căn bếp sau nhà cũng bị ngập nặng, nhiều đồ dùng chìm trong nước. 

Bi đát hơn là tình trạng ngập tại gia đình ông Lại Văn Dương. Căn bếp của gia đình ông nước ngập lênh láng. Khu vực công trình phụ cũng bị nước ngập cao đến 1/3. Nhiều đồ đạc, trang thiết bị chìm sâu trong nước.

"Theo như người dân chúng tôi tính toán, tình hình này nếu tiếp tục mưa nữa thì đến nhà cũng bị ngập hết. Không riêng gì nhà tôi mà nhiều nhà khác cũng sẽ trong tình trạng tương tự. Trước đây, nhà chúng tôi chưa bị ngập sâu như thế này.” – ông Lại Văn Dương cho biết. 

 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, theo người dân, chủ yếu được cho là bên cạnh khu vực nhà dân có hộ mua hàng ngàn m2 đất nông nghiệp trồng lúa, sau đó đổ mặt bằng cao vượt gần bằng tường của các hộ dân xung quanh, không để đường mương cống cho nước thoát đi. 

Điều đáng nói, mới cuối tháng 3/2019, UBND huyện Kỳ Sơn đã long trọng tổ chức lễ công bố xã Dân Hạ đạt chuẩn nông thôn mới năm 2018. Với báo cáo kết quả về diện mạo nông thôn ở xóm, làng được đổi mới, văn minh hơn, cơ sở hạ tầng thiết yếu được nâng cấp, điều kiện sống của nhân dân được cải thiện và nâng cao…

Được biết, sự việc đổ đất san lấp ruộng xung quanh khu vực nhà dân thuộc xóm Máy Giấy, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) do một cá nhân triển khai nhiều tháng trở lại đây. Vấn đề này cũng đã được các hộ dân xung quanh cảnh báo về tình trạng ngập úng nếu mùa mưa đến. 

Tuy nhiên, mặc cho một số hộ dân kiến nghị lên các cấp chính quyền, đến nay vẫn chưa có động thái xử lý vấn đề đường dẫn nước sinh hoạt, nước mưa cho hàng chục hộ dân tại nơi đây. Do đó, tình trạng ngập úng, có nguy cơ dâng tràn ngập vào nhà đối với nhiều hộ dân xóm Máy Giấy chỉ là vấn đề thời gian. 

Theo một người dân tại đây cho biết: Nếu các cấp chính quyền không kiên quyết vào cuộc và giải quyết vấn đề này một cách cấp thiết thì thời gian tới có đến hàng chục nhà dân chìm vào biển nước mỗi khi trời có mưa bão. 

                                                                           H.Trung


Các tin khác


Bão số 3 mạnh giật trên cấp 12 diễn biến rất phức tạp

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết hồi 13 giờ ngày 2/8, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông; cách Móng Cái khoảng 100km, cách Hải Phòng khoảng 230km, cách Nam Định khoảng 320km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 3 mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Huyện Lạc Sơn tập huấn TOT về “Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”

(HBĐT)-Trong 3 ngày 30, 31/7 và 1/8, Ban quản lý Chương trình vùng huyện Lạc Sơn phối hợp với Chương trình vùng Lạc Sơn tổ chức khóa tập huấn TOT về "Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”. 

Bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cho cán bộ tham gia chương trình OCOP và phát triển tài sản trí tuệ

(HBĐT) - Trong 2 ngày 1 - 2/8, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về KH&CN cho cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện tham gia Chương trình OCOP và  Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh.

Khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn ở huyện Lạc Sơn

(HBĐT) - Ý thức bảo vệ môi trường của một bộ phận nhân dân chưa tốt; mô hình tổ vệ sinh môi trường ra đời xuất phát từ yêu cầu cấp bách trong xây dựng nông thôn mới chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạt động chủ yếu mang tính công ích, kinh phí mua sắm phương tiện, trang thiết bị chủ yếu từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của địa phương nên thiếu đồng bộ, không đầy đủ... Đó là thực trạng, khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn ở huyện Lạc Sơn.

Huyện Lương Sơn: Đồng bộ các biện pháp bảo vệ, phòng chống cháy rừng

(HBĐT) - Với 18.818,81 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 2.856,93 ha rừng tự nhiên, 12.690,71 ha rừng trồng và 3.271,17 ha đất trống, những năm qua, huyện Lương Sơn luôn thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Từ đó, các loại rừng được bảo vệ an toàn, kinh tế rừng tiếp tục phát triển, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục