(HBĐT) - Nguồn nước đen ngòm, còn vương cặn bã trên cây cỏ, bám vào bờ theo dòng nước chảy ra môi trường. Nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân xóm Giếng và xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) đang bị ô nhiễm nặng. Nguyên nhân xuất phát từ hồ nước xanh đen, sủi bọt và đầy rác kế bên, nơi chỉ cách một bờ đất là trại lợn với diện tích hơn 35.000 m2, quy mô 2.200 con lợn nái, 200 con lợn đực thuộc xóm Quốc, xã Phú Minh.



Hệ thống hồ sinh học cuối cùng của trại lợn tại xóm Quốc, xã Phú Minh (Kỳ Sơn) nước đen ngòm và bốc mùi hôi thối.

Rùng mình con suối chết

Đưa chúng tôi đi thăm con suối nhỏ chảy từ đầu thượng nguồn đồi Bi, xóm Quốc, xã Phú Minh qua những cánh đồng của của xóm Giếng và xóm Hải Cao, xã Hợp Thịnh, ông Nguyễn Văn Viện, người dân xóm Hải Cao lắc đầu ngán ngẩm: Dòng suối này chảy từ đầu nguồn, trước kia, để người dân dẫn nước vào ruộng, tưới hoa màu, nhưng đến nay dòng nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối.

Ngược dòng suối lên thượng nguồn là hệ thống hồ sinh học của trại lợn. Khác với những tiêu chuẩn cần có về môi trường đối với một trại lợn, nước thải trong chiếc hồ cuối cùng trước khi thải ra môi trường đen ngòm, đặc quánh và bốc mùi hôi thối. Từ hồ này, nước thải theo đường cống đổ ra dòng suối dẫn nước của xóm Giếng và xóm Hải Cao.

Và với dòng suối đen ngòm bởi phân và nước thải lợn, hơn 60 ha diện tích lúa và hoa màu của bà con nhân dân xóm Hải Cao không thể tiếp tục canh tác. Ông Viện cho biết: Mấy năm trước, trại lợn chưa về đây, mỗi năm, tôi thu hoạch từ 4 - 5 tấn lúa. Từ khi có trại lợn, phân lợn chảy ra ngoài này, lúa coi như lốp không tài nào có bông được. Người dân chúng tôi chỉ trông vào hạt lúa, đến giờ phút này là bỏ, hàng bao nhiêu ha chứ không riêng gì gia đình nhà tôi.

Ngán ngẩm dọn xác lợn chết

Ô nhiễm nguồn nước, người dân xóm Giếng và xóm Hải Cao còn đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí. Mùi hôi thối từ dòng nước bốc lên, người dân phải hứng chịu hàng ngày, ngán ngẩm hơn, những ngày gần đây, nhiều hộ dân gần khu vực trại lợn phải đối mặt với tình trạng xác lợn con vứt ra môi trường. Ông Nguyễn Văn Diễn, xóm Giếng, xã Hợp Thịnh chia sẻ: Nhà tôi có vườn gần khu vực trại lợn, hàng ngày, tôi có 3 - 4 tiếng làm vườn ở đây. Những ngày này, cứ tầm giữa trưa, trại lợn xả gây mùi hôi nồng nặc. Có hôm con chó nhà tôi còn tha được xác lợn con bị chết mang về. Rất kinh khủng.

Khổ hơn nhà ông Diễn là nhà ông Nguyễn Văn Thiết, xóm Giếng, gia đình vốn có một trang trại được đầu tư  nhưng 2 năm trở lại đây, ông Thiết thật sự lo lắng. Ông cho biết:  Cách đây mấy hôm, con chó nhà tôi lại tha lợn con chết về. Trường hợp này, chúng tôi đã phải chịu nhiều lần, nuôi lợn con thường chết nhiều, việc chôn lấp không được cẩn thận nên chó mới tha đi được.

Tình trạng chôn lợn chết một cách cẩu thả, không đảm bảo vệ sinh môi trường tại trại lợn xóm Quốc, xã Phú Minh đã diễn ra khá lâu. Người dân nơi đây nhiều lần chứng kiến hố chôn lợn được trại lợn đào tạm bợ để chôn lợn chết, 1 phần xác của chúng nổi lên mặt đất, thành miếng mồi ngon cho ruồi nhặng và dòi bọ. Mùi hôi thối bốc ra từ trại lợn đã làm đảo lộn cuộc sống của người dân nơi đây.

Trao đổi về những bức xúc của người dân xóm Giếng và xóm Hải Cao, đồng chí Đồng Văn Tám, Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: Mùi hôi thối từ trại lợn nằm trên địa bàn xã Phú Minh gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân, xã Hợp Thịnh đã có công văn đề nghị xã Phú Minh yêu cầu trại lợn thực hiện quy định về quy mô chăn nuôi và xả thải ra môi trường. Tình trạng này xảy ra đã lâu nhưng không được giải quyết. Xã chúng tôi về đích nông thôn mới năm 2015 và để duy trì được tiêu chí môi trường, tình trạng ô nhiễm như này là rất khó khăn.

Được biết, trại lợn ở xóm Quốc, xã Phú Minh có diện tích trên 35.000 m2, đi vào hoạt động từ năm 2017, có quy mô 2.200 con lợn nái, 200 con lợn đực, chăn nuôi gia công heo nái theo dây chuyền khép kín. Gần 2 năm qua, tình trạng ô nhiễm môi trường đang hàng ngày, hàng giờ ảnh hưởng đến cuộc sống người dân. Người dân xóm Hải Cao bức xúc, trại lợn gây ô nhiễm ra môi trường quá rõ ràng, người dân cũng đã nhiều lần kiến nghị nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề này cần sự vào cuộc của các ngành, cơ quan chức năng xem xét, xử lý để đảm bảo môi trường cho người dân sinh sống, sản xuất. 


P.V 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục