(HBĐT) - Cùng với miền Bắc, tỉnh đang trải qua 1 đợt rét hại kéo dài. Thời tiết lạnh sâu, nhiệt độ dưới 10oC duy trì từ đêm cho đến sáng. Một số địa bàn vùng núi cao như Mai Châu, Lạc Sơn, Đà Bắc xảy ra hiện tượng sương muối. Việc chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi là giải pháp quan trọng để bảo vệ, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.



Hộ chăn nuôi gia súc xã Cuối Hạ (Kim Bôi) đưa trâu về khu vực chuồng trại kiên cố và tăng cường chăm sóc để chống rét cho vật nuôi.

Các địa phương trong tỉnh đang tập trung trồng cây vụ đông, diện tích đã trồng đạt trên 7.100 ha. Ngoài cây ngô đã ở thời kỳ sinh trưởng mạnh, các loại cây màu khác như khoai lang, lạc, đậu tương và rau đậu các loại đang trong thời vụ gieo trồng, nhiều diện tích ở giai đoạn cây non. Theo đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thời tiết rét hại kéo dài như hiện nay là một trong những bất lợi, tác động ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, nhất là cây non. Do vậy, để phòng, chống rét cho cây trồng, bà con nông dân tốt nhất nên trồng các loại cây rau màu đúng lịch thời vụ. Chỉ gieo trồng khi nhiệt độ ngoài trời từ 15oC và đất đủ ẩm, tránh trồng vào thời điểm giá lạnh trong ngày;theo dõi sát diễn biến thời tiết trên các kênh thông tin để chủ động chống rét bằng những biện pháp như: dùng nilon tránh mưa, rét, tăng cường chăm sóc, tưới nước, bón phân để thúc đẩy sinh trưởng của cây trồng, tăng khả năng chống chịu với thời tiết khắc nghiệt.

Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi của tỉnh bước vào giai đoạn khó khăn ứng phó với thời tiết rét hại kể từ đầu vụ đông. Với nhận thức về công tác phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc, gia cầm chuyển biến tích cực, phần đa hộ chăn nuôi triển khai, áp dụng các biện pháp cụ thể. Bà Bùi Thị Nhiễu ở xóm Má Mư, xã Cuối Hạ (Kim Bôi) cho hay: Thời tiết rét ngọt, gió mạnh kéo dài từ đêm cho đến sáng nên hộ chăn nuôi trâu, bò phải lo chống rét cho vật nuôi. Chúng tôi giữ trâu, bò trong chuồng, che kín, không dám chủ quan đem thả trâu trên đồi. Ông Nguyễn Văn Mừng,xóm Đễnh, xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) chia sẻ: Với tình hình rét hại đang diễn ra, gia đình tôi chăm sóc đàn trâu tại chuồng. Đến trưa khi nắng ấm mới chăn trên đồi, tắt nắng là lùa về. Nguồn thức ăn thô xanh, rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp cũng được tôi chủ động dự trữ.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, trong tháng 12, không khí lạnh hoạt động mạnh dần với tần suất nhiều hơn, nhất làở nửa đầu của tháng. Trong tháng có thể xuất hiện từ 5-7 đợt không khí lạnh, bao gồm cả không khí lạnh tăng cường. Ngoài ra, đang trong thời kỳ mùa khô nên các địa phương cần đề phòng tình trạng hạn hán, thiếu nước do ít mưa.

Đồng chí Vương Đắc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Sở NN&PTNT đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống rét, chăm sóc cây trồng, vật nuôi. Theo đó, các ngành chức năng, cơ quan chuyên môn trực tiếp xuống cơ sở kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo cán bộ xã được giao phụ trách các xóm tuyên truyền, vận động, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp chống rét cho cây trồng, vật nuôi.

Lưu ý các địa phương tập trung kiểm tra, nắm bắt tình hình, chuẩn bị tốt các biện pháp phòng, chống rét, dịch bệnh có thể phát sinh ở đàn gia súc, gia cầm và cây non các loại. Đặc biệt, để chống rét đối với gia súc lớn (trâu, bò), khẩn trương hướng dẫn các hộ gia cố chuồng trại, dùng bạt dứa, tấm nilon che kín chuồng để hạn chế gió lùa trực tiếp. Dùng các loại chăn, áo cũ, bao tải gai... làm áo giữ ấm cho trâu, bò. Giữ nền chuồng khô và bổ sung chất độn chuồng bằng rơm rạ, mùn cưa... Ủ trấu, đốt lửa có kiểm soát để không gây hỏa hoạn, để lỗ thoáng trong chuồng để khói thoát ra ngoài. Chế biến dự trữ cỏ khô, cây ngô, cây sắn, thức ăn ủ chua đảm bảo đủ thức ăn thô xanh cho vật nuôi trong mùa đông và những ngày rét đậm, rét hại. Tăng cường khâu chăm sóc, nuôi dưỡng để nâng cao sức khỏe cho vật nuôi... Với đàn lợn, giữ chuồng trại sạch sẽ, che kín xung quanh chuồng nuôi không để gió lùa. Cho uống đủ nước sạch, bổ sung thêm vitamin tổng hợp, men tiêu hóa trộn vào nước uống, thức ăn theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Đảm bảo khẩu phần ăn và cân đối chất dinh dưỡng với từng loại lợn nuôi.


Bùi Minh


Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục