Trên 18.000ha lúa bị thiệt hại, 42.000ha rừng khô kiệt, 21km đường tự nhiên sụt xuống… đó là những con số thiệt hại do hạn mặn đầu tiên tại Cà Mau được xác nhận. Trong khi đó, nắng nóng, khô hạn, mặn xâm nhập có khả năng kéo dài cho đến hết tháng 5. Tình hình này khiến Cà Mau căng mình phòng chống.



Một điểm sạt lở chia cắt đường giao thông về Đá Bạc, Cà Mau.

Quá nhiều thiệt hại

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thông tin: "Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 18.000ha các trà lúa bị thiệt hại, hơn 42.800ha (trong đó cấp II là 8.160,4ha; cấp III là 11.450,6ha; cấp IV là 11.156,3ha; cấp V là 12.101,5ha). Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có hơn 20.500 hộ gia đình bị thiếu nước nước sinh hoạt”. Mùa hạn năm nay đang diễn biến hết sức phức tạp. Đã có hơn 1.000 điểm sụt lún và gần 200m đê biển Tây bị hư hỏng nặng.

Các tuyến đường cấp tỉnh đã sụt lún 5 điểm trên tuyến Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, nhiều vết rạn nứt trên tuyến Co Xáng - Cơi Năm - Đá Bạc; đối với lộ giao thông nông thôn đã có 907 vị trí sụp lún với tổng chiều dài hơn 21.600m. Theo ông Sử, tình hình hạn mặn tại Cà Mau đã thiệt hại rất lớn. Đây là điều bất thường, bởi hiện tượng sụp lở đất chưa có dấu hiệu dừng lại.

Cà Mau có 3 mặt tiếp giáp biển, hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư đồng bộ, sản xuất và sinh hoạt của nhân dân phụ thuộc hoàn toàn vào nước mưa và nước ngầm, không có nước ngọt bổ sung trong mùa khô như các tỉnh khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy thường xảy ra tình trạng thừa nước trong mùa mưa (phải tập trung tiêu) và thiếu nước trong mùa khô. Trong khi biến đổi khí hậu thường xuyên gây ra các hiện tượng cực đoan; nếu tình trạng hạn hán kéo dài xảy ra thường xuyên thì việc thiếu nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, phòng cháy chữa cháy rừng, gây hư hỏng cho các tuyến đường giao thông trong vùng ngọt hóa và nguy cơ nước mặn xâm nhập vào nội đồng rất cao, tác động bất lợi đến sản xuất, đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Dự báo mùa khô năm 2020 có thể kéo dài đến tháng 5 thậm chí tháng 6. Trong khi hiện nay tình hình sụt lún, sạt lở đã xảy ra nghiêm trọng; địa phương đã triển khai nhiều biện pháp nhưng chưa có hiệu quả; nếu kéo dài đến hết mùa khô, thiệt hại sẽ rất lớn; vì vậy, trong khi chờ đợi nghiên cứu thực hiện biện pháp căn cơ, lâu dài, trước mắt đòi hỏi phải có biện pháp mạnh mẽ, kịp thời để giảm thiểu thiệt hại.

Nước ngọt - bài toán khó

Trước tình trạng sạt lở bất thường, các cơ quan chuyên môn của tỉnh đề xuất là đưa vào hệ thống sông rạch một lượng nước mặn cần thiết để tạo phản áp lên bờ kênh, khắc phục sụt lún, sạt lở. Thực tiễn hệ thống kênh trong ô thuỷ lợi xã Khánh Hải đã có một lượng nước mặn vào kênh (do sự cố xói đáy cống Trùm Thuật Nam xã Khánh Hải, nay đã đắp đập tạm thay cống), hiện tượng sụt lún, sạt lở không xảy ra như các khu vực khác.

Trong khi đó, chuyện nước ngọt cho dân sinh hoạt là bài toán khó. Dù có nhiều cố gắng cũng giải quyết được khoảng 12% hộ dân vùng nông thôn, còn trên 180.000 hộ phải sử dụng nước ngầm, nhỏ lẻ hộ gia đình; một số vùng không khai thác được, nhiễm mặn... "Khai thác nước ngầm thì ảnh hưởng đến tình trạng sụt lún, nguồn nước ô nhiễm, Cà Mau đang thật sự khó khăn, chưa tìm được lời giải đáp”, ông Sử nhìn nhận.

Các nhà khoa học đề xuất nghiên cứu xây dựng hệ thống kênh trục, cấp nước ngọt theo hình thức cưỡng bức (bơm) từ sông Hậu về phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các tỉnh ven biển vùng Bán đảo Cà Mau, hoặc nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ chứa quy mô lớn ở vùng ngọt (U Minh); xây dựng, khôi phục lại hệ thống ao, hồ theo cụm, tuyến dân cư "giếng làng” để trữ nước mưa...


Theo Laodong

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục