(HBĐT) - Đối với bà con nhân dân xã vùng cao Vân Sơn (Tân Lạc), nỗi lo âu thường trực mùa mưa bão là tình trạng sạt lở đất, đá, ngập úng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống dân sinh, tài sản, thậm chí cả tính mạng của người dân. Nhằm chủ động ngăn ngừa, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người, tài sản của Nhân dân, cấp ủy, chính quyền xã đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ; kịp thời ứng phó, xử lý nhanh các tình huống đột xuất, bất ngờ, tạo điều kiện cho người dân yên tâm sinh sống, phát triển KT - XH. 

 


Khu vực sườn đồi dẫn lên xóm Bách, xã Vân Sơn (Tân Lạc) hở hàm ếch, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao trong mùa mưa bão.

Toàn xã hiện có khoảng 500 hộ dân thuộc 10 xóm nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đất vào mùa mưa bão, tập trung chủ yếu tại xóm Bách, Nghẹ, Hày Trên, Bương Bái... Đây là những xóm ở khu vực đồi núi cao, nền đất yếu, không đảm bảo an toàn khi xảy ra mưa lớn kéo dài. Theo thống kê, diện tích tự nhiên của xã là 5.552,49 ha, trong đó, diện tích đất ở chỉ chiếm khoảng 50,91 ha, tương đương với gần 10%. Vì vậy, nhiều hộ dân không có đất ở, sinh sống rải rác tại khu vực chân đồi, ven sườn núi.

 Thực địa tại xóm Bách, địa bàn nằm trong vùng nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao. Con đường dẫn lên khu vực trung tâm xóm dốc cao thẳng đứng, nền đất lầy lội rất khó đi. Dọc bên sườn đồi nước lũ chảy khoét sâu dẫn tới tình trạng hở hàm ếch, lộ rõ những cụm rễ bương, tre. Năm 2019, mưa lũ đã khiến khối lượng đất, đá lớn trên đồi cao đổ ập xuống khu vực chân nhà sàn của 4 – 5 hộ dân, 1 hộ phải di dời đến nơi ở mới. Anh Hà Công Hữu, Trưởng xóm Bách trăn trở: "Địa hình cao, hiểm trở, tình trạng sạt lở đất, đá vào mùa mưa năm nào cũng xảy ra. Nhiều khu vực nền đất yếu đã trũng nước, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ ập xuống khu vực nhà dân. Chúng tôi rất lo lắng khi sinh sống tại khu vực này. Mong muốn Nhà nước quan tâm, bố trí khu vực đất ở an toàn, để hỗ trợ bà con di chuyển đến nơi ở mới”.

Bên cạnh nỗi lo sạt lở đất, đá vào mùa mưa, do địa hình đa phần là đồi núi cao, một số xóm nằm ở vùng trũng như xóm Tớn Trong, Chiến, Hày Dưới cũng tiềm ẩn nguy cơ ngập úng. Độ sâu tùy vào từng khu vực, trung bình khoảng 2 – 3 m. Đợt mưa lũ lịch sử diễn ra vào tháng 10/2017 đã gây ngập úng cục bộ, đời sống, sinh hoạt của người dân trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, hàng hóa không thể lưu thông, vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Xác định những khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống thiên tai mùa mưa bão, ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã chủ động phân công cán bộ bám địa bàn, rà soát, kiểm tra khu vực xung yếu báo cáo cấp trên. Tuyên truyền, vận động Nhân dân gia cố nhà cửa, chuồng trại chăn nuôi. Thường xuyên theo dõi tình hình dự báo thời tiết để chủ động ứng phó. Khi xảy ra thiên tai thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ”. Phân công lực lượng túc trực 24/7 để kịp thời giải quyết các sự cố bất ngờ. Tổ chức ứng cứu, di dời người dân và tài sản đến nơi an toàn. Đảm bảo an toàn, cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho bà con Nhân dân trong thời gian xảy ra mưa lũ kéo dài.

Đồng chí Bùi Văn Đồng, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Sơn cho biết: "Sau khi thực hiện sáp nhập 3 xã Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, địa bàn xã mới trải rộng với đa phần là đồi núi cao. Dân cư sinh sống rải rác, phân bố không đồng đều. Có xóm cách xa khu vực trung tâm xã khoảng 10 km. Các trục đường giao thông liên thôn, xóm chưa được đầu tư, xây dựng. Đó là những khó khăn đối với công tác ứng phó với thiên tai. Tuy nhiên, với quyết tâm cao nhất, cấp ủy, chính quyền và người dân sẽ nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu thiệt hại do mưa lũ gây ra. Đồng thời, mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ kinh phí quy hoạch các khu vực tái định cư tập trung, để di dời người dân đến nơi ở mới. Qua đó, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.


 Đức Anh

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục