Trong phiên bản beta của iOS 13.7 đã được phát hành cho các nhà phát triển, người dùng có thể bật nút nhận thông báo tiếp xúc gần trong cài đặt.
Trong phiên bản beta của iOS 13.7 đã được phát hành, người dùng có thể bật nút nhận thông báo tiếp xúc gần trong cài đặt.
Các thông báo về phơi nhiễm thường sử dụng Bluetooth của điện thoại thông minh để thông báo cho người dùng khi họ tiếp xúc gần một người nào đó đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Tuy nhiên, Apple tiết lộ trong bản cập nhật rằng, một số chức năng nhất định có thể không được triển khai vì "tính khả dụng của hệ thống phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ cơ quan y tế công cộng địa phương” của người dùng.
Các trường hợp nhiễm Covid-19 đã bắt đầu giảm trên toàn thế giới, tuy nhiên, các ứng dụng theo dõi liên lạc vẫn là nhân tố chính giúp giữ tỷ lệ lây nhiễm ở mức thấp.
Trước khi đưa ứng dụng này vào hệ thống iOS, Apple đã hợp tác với Google để sản xuất một ứng dụng và ra mắt vào tháng 5.
Phần mềm này được cơ quan y tế của các quốc gia sử dụng để xây dựng ứng dụng của riêng họ và cho đến nay Apple đã cấp cho 22 quốc gia khi có yêu cầu quyền truy cập vào công nghệ này.
Các đối tác công nghệ cho biết ứng dụng sẽ được triển khai trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên xuất hiện trên iOS 13.5 với thông báo yêu cầu người dùng tải ứng dụng tiếp xúc gần của chính phủ.
Và rất có thể giai đoạn thứ hai được thiết lập để tung ra trên điện thoại iPhone với phiên bản iOS 13.7 sắp tới.
Người dùng có thể bật thông báo phơi nhiễm Covid-19 mà không cần cài đặt ứng dụng khác trên thiết bị của họ.
Động thái này của Apple có thể là do người dùng thiếu tự giác tham gia, vì để các ứng dụng theo dõi tiếp xúc gần hoạt động, mọi người phải chọn tham gia sử dụng dịch vụ.
Virginia là tiểu bang đầu tiên của Mỹ triển khai ứng dụng Apple và Google, ứng dụng này đã hoạt động vào đầu tháng 8.
Các quan chức bang cho biết ứng dụng mới của họ, được gọi là Covidwise, sẽ không hoạt động tốt bên ngoài Virginia, ít nhất là cho đến khi một nhóm điều phối các cơ quan y tế công cộng có được một máy chủ quốc gia và các bang khác cùngtham gia.
Một số bang khác đã bày tỏ sự quan tâm đến công nghệ Apple-Google, bao gồm Alabama đã bắt đầu thử nghiệm, Nam Carolina, Bắc Dakota và Pennsylvania.
Đầu tháng 8, Google cho biết đã có 20 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Mỹ đã phát triển ứng dụng tiếp xúc gần dựa trên khuôn khổ chung.
Công ty cho biết các ứng dụng như vậy đã ra mắt ở 16 quốc gia và khu vực trên khắp châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Canada, một số quốc gia ở châu Âu và một số nơi khác đã triển khai các ứng dụng sử dụng khuôn khổ của các công ty công nghệ khác.
Việt Nam cũng đã phát triển ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần Bluezone, đến ngày 29-8 đã có 21,7 triệu người dùng.