(HBĐT) - Vừa qua, trên một số trang mạng xã hội thông tin về việc có hành vi khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực triển khai dự án của Công ty CP khai thác khoáng sản Hòa Bình trên đồi Cổ Cò, thuộc thôn Băng Hợp, xã Cao Dương (Lương Sơn). Tuy nhiên, qua kiểm tra tình hình thực tế tại hiện trường cùng đại diện cấp ủy, chính quyền địa phương, không nhận thấy có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại khu vực này.




Tại khu vực triển khai dự án của Công ty CP khai thác khoáng sản Hòa Bình trên đồi Cổ Cò, xã Cao Dương (Lương Sơn) còn nhiều hầm khai thác vàng từ hàng chục năm trước bị rêu phong bao phủ.

Cùng đồng chí Bùi Văn Diển, Phó Chủ tịch UBND xã và đoàn công tác của xã Cao Dương, chúng tôi vượt núi lên đỉnh đồi Cổ Cò thuộc thôn Băng Hợp. Đường đất, dốc cao, mất hơn 30 phút miết ga, gằn máy, chúng tôi mới đi hết quãng đường gần 5 km để lên đến đỉnh đồi Cổ Cò. Không có sự tan hoang, chi chít hầm hào như sự mô tả, thông tin của một số trang mạng xã hội. Khu vực triển khai dự án thăm dò khoáng sản của Công ty CP khai thác khoáng sản Hòa Bình rộng khoảng 27 ha trên đỉnh đồi. Cả khu vực rộng lớn, hiện chỉ có 2 công nhân của công ty là người địa phương làm nhiệm vụ bảo vệ, trông coi lán trại, cơ sở vật chất đã được đầu tư. "Hiện, tại khu vực triển khai dự án của công ty chúng tôi chỉ còn 1 máy xúc nhỏ làm nhiệm vụ múc đường hào xung quanh khu vực triển khai dự án, để ngăn trâu, bò và người dân từ bên ngoài xâm nhập vào trong khu vực và san gạt, múc đất tại những điểm sạt lở khu vực người dân địa phương thực hiện việc khai thác vàng trái phép trước khi chúng tôi đầu tư, triển khai dự án” - ông Lê Hồng Cương, đại diện Công ty CP khai thác khoáng sản Hòa Bình cho biết.

Theo tổ công tác của xã đi kiểm tra thực địa, toàn bộ đất mới đào đắp đều là đường hào rộng 1,8 m, sâu 2 m, chạy xung quanh khu đất mà công ty triển khai dự án. Chiếc máy xúc là phương tiện cơ giới duy nhất còn hoạt động nằm lọt thỏm dưới ta luy âm của một điểm sạt lở san gạt, múc lượng đất đổ từ sườn đồi cao đắp thành những đường đồng mức. "Tới đây, chúng tôi sẽ triển khai trồng cây lấy gỗ tại các đường đồng mức này để hạn chế tình trạng sạt lở mỗi khi trời mưa to” - ông Lê Hồng Cương cho biết thêm. Đưa chúng tôi về khu đồi có những hầm, hố đào bới nham nhở bỏ hoang từ lâu, đã bị rêu phong bao phủ toàn bộ, đồng chí Bùi Văn Diển cho biết: Trước đây, tại khu vực này, vào những năm 1995 - 1996, tình trạng khai thác vàng trái phép diễn ra khá phổ biến. Ngoài một số người dân địa phương cũng có nhiều người ở nơi khác đến. Việc khai thác vàng trái phép diễn ra một cách lén lút trong thời gian dài đã gây mất ổn định về ANTT - TTAXH ở địa phương. Tình trạng này kéo dài đến những năm 2006 - 2007 mới cơ bản chấm dứt. Do đồi Cổ Cò là khu vực xa khu dân cư, nên công tác quản lý của chính quyền địa phương chưa được thường xuyên. Do vậy, vẫn có một số người dân lén lút đến khai khác vàng trái phép. Tuy nhiên, kể từ khi Công ty CP khai thác khoáng sản Hòa Bình được cấp có thẩm quyền cấp phép triển khai thực hiện dự án điều tra, đánh giá, thăm dò khoáng sản vàng, khu vực này đã được giao quyền quản lý, bảo vệ thì toàn bộ hoạt động khai thác vàng lén lút, trái phép của người dân được chấm dứt. "Trên thực tế, trong những năm qua, qua công tác nắm bắt tình hình, quản lý nhà nước ở địa phương, chính quyền xã đã thường xuyên theo dõi, nắm bắt, không phát hiện có hoạt động khai thác vàng trái phép tại khu vực dự án” - đồng chí Bùi Văn Diển cho biết thêm.

Trước thắc mắc về một số máy móc, phương tiện thiết bị có thể sử dụng vào mục đích khai thác vàng trái phép còn nằm rải rác trong khu vực triển khai dự án của công ty, ông Lê Hồng Cương lý giải: Trước đây, tại khu vực này cũng có một đơn vị được UBND tỉnh cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản. Sau khi hết thời hạn cho phép họ rút đi để lại toàn bộ phương tiện máy móc. Đây đều là máy móc cũ, hỏng, không thể sử dụng được. Do bị vứt bỏ lâu ngày đã bị cây cỏ mọc trùm lên. Về phía công ty, hiện đang trong thời gian xin các cơ quan có thẩm quyền gia hạn giấy phép đánh giá, thăm dò và đang trong quá trình triển khai thực hiện các thủ tục cấp phép triển khai dự án, nên không có hoạt động nào khác ngoài hoạt động bảo vệ, trông coi và xử lý các khu vực bị sạt lở do mưa lũ trong phạm vi khu vực đất của công ty được giao quyền quản lý, sử dụng. "Vừa qua, chúng tôi cũng nắm được có một số trang mạng đưa thông tin về việc chúng tôi lén lút thực hiện việc khai thác vàng trái phép tại đây. Chúng tôi cam kết và khẳng định, đó là những không tin không có thật. Nếu bất cứ cơ quan thông tin đại chúng, cơ quan chức năng nào cần sự xác thực, có nhu cầu nắm bắt thực tế tại khu vực dự án của công ty, chúng tôi luôn sẵn sàng phối hợp và hợp tác đưa đến bất cứ điểm nào theo yêu cầu, sẵn sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai phạm nếu có trong phạm vi khu vực công ty quản lý” - ông Lê Hồng Cương nhấn mạnh.

Nhóm PV Phòng Bạn đọc - Tư liệu

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục