(HBĐT) - Đã từng có thời điểm, tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn xã Yên Nghiệp và Vũ Bình (Lạc Sơn) diễn ra rầm rộ. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương. Hiện nay, tình trạng khai thác đất trái phép trên địa bàn xã đã cơ bản chấm dứt.


Trường hợp tự ý múc đất san gạt mặt bằng tại xóm Cảng được UBND xã Vũ Bình (Lạc Sơn) lập biên bản để xử lý theo quy định.

Theo đồng chí Bùi Văn Việt, Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Lạc Sơn, trước đây, trên địa bàn huyện, tình trạng khai thác đất, cát, sỏi, tài nguyên khoáng sản trái phép còn xảy ra ở một số địa bàn. Do làm tốt công tác quản lý từ cơ sở, tình trạng này đã cơ bản chấm dứt. Nhiều địa phương trước đây buông lỏng quản lý Nhà nước về công tác quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản đã được chấn chỉnh.

Theo đó, để giải quyết tình trạng trên, UBND huyện đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các phòng, ban chức năng và UBND các xã, thị trấn về việc tăng cường quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn. Cũng theo đồng chí Bùi Văn Việt, thực tế kiểm tra, theo dõi tại một số xã vẫn còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, xây dựng nhà ở và các công trình trái phép trên đất nông, lâm nghiệp, hành lang giao thông, hành lang lưới điện; khai thác, vận chuyển đất, khoáng sản trái phép; vứt rác thải ra đường, ra sông, suối, khu vực giáp ranh chưa được phát hiện, xử lý kịp thời... Những năm qua, huyện đã thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường; ban hành văn bản về tăng cường công tác kiểm tra việc tự san ủi, chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác, vận chuyển đất trái phép. Trong năm 2020, huyện đã thực hiện 4 cuộc kiểm tra đột xuất. Qua đó, phát hiện một số trường hợp tự ý múc đất, san hạ mặt bằng trái phép lập biên bản yêu cầu UBND các xã, thị trấn xử lý vi phạm, khắc phục hậu quả theo thẩm quyền. 

Trao đổi xung quanh vấn đề này, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Vũ Bình cho biết: Qua kiểm tra, trên địa bàn xã có một số hộ tự ý san gạt đất để cải tạo mặt bằng không xin phép. Việc này xuất phát từ thực tế đặc điểm địa hình địa phương, hầu hết các hộ dân phải làm nhà ở trên các khu đồi. Nhiều hộ có con cái trưởng thành, ra ở riêng, do không có mặt bằng nên phải cải tạo, san gạt hạ thấp độ cao, lấy mặt bằng xây dựng nhà cửa. Xã thường xuyên nhắc nhở, quán triệt Ban quản lý xóm chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương để xử lý. Năm 2020, xã đã lập biên bản, yêu cầu đình chỉ việc múc đất, san hạ mặt bằng trái phép đối với 3 trường hợp. Mới đây nhất, từ tin báo của Ban quản lý xóm Cảng, UBND xã đã thành lập tổ công tác kiểm tra, phát hiện 1 trường hợp tự ý múc đất, san hạ mặt bằng trái phép; yêu cầu đưa phương tiện, máy móc ra khỏi địa bàn và lập biên bản vi phạm hành chính, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý, buộc hộ gia đình phải khắc phục hậu quả theo quy định.      

Đồng chí Bùi Văn Việt cho biết thêm: Để nâng cao hơn nữa trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong công tác quản lý Nhà nước về tài nguyên, môi trường, đồng thời chấn chỉnh các vi phạm, vừa qua, Phòng TN&MT đã tham mưu UBND huyện ban hành Văn bản số 1202/UBND-TNMT. Theo đó, UBND huyện yêu cầu UBND các xã, thị trấn tăng cường quản lý việc sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; thực hiện đúng trách nhiệm của Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc ngăn chặn, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất. Xử lý dứt điểm tình trạng làm nhà ra ruộng, làm nhà ra sông, suối, lấn chiếm đất đai, lòng lề đường... ở địa phương, buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại hiện trạng của đất trước khi vi phạm. Đối với trường hợp đã vi phạm lập danh sách, phân loại đối tượng vi phạm để xử lý; tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường, quy định của pháp luật trong hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, tự ý khai thác, đào đắp, san gạt làm thay đổi mặt bằng, vận chuyển đất  trái phép...
 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục