(HBĐT) - Khoảng 3 năm gần đây, tại khu vực núi đá sát nhà dân xóm Sun, xã Xăm Khòe (Mai Châu) xuất hiện một đàn khỉ gồm 5 con. Trước thái độ muốn làm bạn của người dân, lũ khỉ không còn dè dặt mà xuống chơi, vui đùa cùng họ mỗi ngày. Chúng còn được bà con cho thức ăn là trứng, các loại hoa quả, trái cây. Bà Ngần Thị Phán, một trong những hộ dân trông nom khu rừng cho biết: Hễ nghe được tín hiệu từ mõ là cả đàn lại tíu tít xuống núi, nhiều khi quấn quýt trèo lên vai, lên cổ, bới tóc cho người... Dân làng có thêm niềm vui, ngày nào mà không thấy chúng là cảm thấy thiếu vắng.
Những cánh rừng tự nhiên ở xóm Nám, xã Xăm Khòe (Mai Châu) được người dân bảo vệ, không để khai thác rừng trái phép.
Theo đồng chí Hà Lâm Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã, có lẽ trước đây, do tình trạng rừng tự nhiên bị tàn phá, các loài động vật hoang dã "trốn biệt" trong rừng. Việc đàn khỉ xuống núi phần nào minh chứng cho sự đối đãi của người dân với vốn quý tài nguyên rừng. Đổi lại, lối sống thân thiện, hài hòa với thiên nhiên của con người đã níu chân đàn khỉ cho đến bây giờ.
Quản lý, bảo vệ, chăm sóc rừng, giữ "lá phổi xanh" thật tốt cũng là cách giúp môi trường sinh thái được cải thiện, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc hơn. Mỗi cánh rừng đầu nguồn đều được người dân bảo vệ nghiêm ngặt nên lưu lượng nước của dòng suối Te, suối Xia ổn định, đảm bảo việc tưới tiêu cho đồng ruộng các xóm và các xã dọc tuyến suối Xia như: Cun Pheo, Mai Hịch, Mai Hạ. Đặc biệt, hàng chục năm nay, trên địa bàn không xảy ra thiên tai, hạn hán, lũ quét. Dưới tác động của rừng đối với môi trường và nguồn nước, việc lao động, sản xuất của Nhân dân được thuận lợi, năng suất bình quân đối với cây lúa đạt 65 - 70 tạ/ha. Nhiều xóm tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa cây bí đỏ, mướp đắng lấy hạt trồng trên đất lúa mang lại hiệu quả cao, xây dựng được các mô hình trồng rau an toàn. Tổng diện tích đất sản xuất lúa, rau màu toàn xã đạt trên 70 ha. Bình quân thu nhập đầu người của xã năm 2020 đạt 38 triệu đồng.
Trên địa bàn có 7/7 xóm thành lập tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Mỗi tổ đội có từ 10 - 15 thành viên, nòng cốt là dân quân tự vệ. Các lực lượng gồm thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh được huy động khi cần thiết. Chính quyền xóm và tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, PCCCR cơ sở thường xuyên kết hợp kiểm lâm địa bàn tuyên truyền, phổ biến đến các hộ dân về chủ trương, chính sách của Đảng, Luật Quản lý và bảo vệ rừng... Qua đó, tăng cường nâng cao ý thức, nhắc nhở người dân chung tay bảo vệ rừng, hiểu được quyền, nghĩa vụ của các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân về PCCCR.
Hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện đã có kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR ở các xã. Dự kiến trong tháng 4, đợt tuyên truyền được triển khai ở xóm Khòe. Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, hầu hết các hộ đều tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng, 77 hộ đang phát triển rừng trồng sản xuất. Trên địa bàn có 546,21 ha rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng chủ yếu là keo đạt 112,33 ha, duy trì đường băng cản lửa tại khu vực giáp ranh với huyện Thành Sơn (Thanh Hóa) dài 4,5 km. Ý thức được trách nhiệm, quyền lợi của mình, người dân tích cực giữ rừng, chăm sóc, phát triển rừng trồng. Đặc biệt, xã duy trì độ che phủ rừng đạt trên 65%, nhiều năm qua không để xảy ra cháy rừng, không có hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng trái phép.
(HBĐT) - Cuối năm 2020, bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò lần đầu tiên xuất hiện trên địa bàn tỉnh tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc). Với sự vào cuộc của ngành chức năng, sau hơn 1 tháng dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, từ giữa tháng 2/2021 đến nay, dịch bệnh tiếp tục bùng phát trên địa bàn huyện Mai Châu với những diễn biến phức tạp.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam kết hợp với hiệu ứng phơn, nên ngày 31/3, nắng nóng diện rộng tiếp tục xảy ra ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ, mở rộng ra các tỉnh phía Tây Bắc Bộ với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C.
(HBĐT) - Nhiều tuyến đường nông thôn trong tỉnh đã có điện thắp sáng phục vụ đi lại của người dân, góp phần đảm bảo ANTT, xây dựng nông thôn mới. Trong đó, nhiều tuyến đường có sự đóng góp tích cực của tuổi trẻ. Đặc biệt trong tháng 3 này, những công trình "Thắp sáng đường quê" đã ghi dấu ấn đẹp trong hành trình xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của tuổi trẻ.
(HBĐT) - Sáng 26/3, UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai thực hiện Chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn (VS&NSNT) dựa trên kết quả vay vốn Ngân hàng Thế giới (WB) trên địa bàn tỉnh năm 2021. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.