(HBĐT) - Do ảnh hưởng bởi thiên tai, mưa lũ, nhiều hộ nằm ven sông Bôi trên địa bàn xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) thường xuyên bị ngập úng, sạt lở, thiệt hại về nhà ở, hoa màu. Thời gian qua, Ban chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã thực hiện phương châm "4 tại chỗ”, duy trì trực 24/24h, tổ chức các kế hoạch ứng phó với tình hình thiên tai, mưa lũ xảy ra trên địa bàn.
Lực lượng cơ động xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) tiếp nhận, kiểm tra trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn.
Năm nào cũng vậy, từ tháng 6 - 8, trên địa bàn đều xảy ra mưa lũ, ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng, gây thiệt hại cho người dân về nhà ở và hoa màu. Các hộ tại thôn Liên Sơn, Hoàng Đồng, Liên Hồng 2 nằm ven sông Bôi thường xuyên phải lo lắng khi mùa nước lên, không ít nhà bị sạt lở tường bao, ngập úng gây hư hỏng nhà ở. Đỉnh điểm tại cơn lũ năm 2017, nước ngập toàn bộ đường chính của 3 thôn nằm ven sông Bôi, giao thông bị cắt đứt, người dân phải di dời, thiệt hại nặng về nhà ở, diện tích hoa màu hoàn toàn mất trắng; nhiều công trình hạ tầng bị hư hỏng, nhiều hồ, đập mất an toàn, đe dọa tính mạng người dân.
Đồng chí Nguyễn Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Để chủ động trong công tác PCTT, xã tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về ứng phó, giảm nhẹ thiên tai. Kiện toàn BCH PCTT&TKCN xã, hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng cơ động, lực lượng tại chỗ, tổ chức luyện tập các tình huống có thể xảy ra trong mùa mưa bão. Tham mưu các cấp chính quyền rà soát công trình hồ, đập, tránh trường hợp mất an toàn. Quản lý chặt chẽ vật tư, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật dùng cho công tác cứu hộ, cứu nạn. Các thôn, doanh nghiệp đóng trên địa bàn xây dựng phương án PCTT& TKCN, sẵn sàng nhân lực, phương tiện, duy trì trực 24/24h, cập nhật kịp thời chỉ đạo, chủ động ứng phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra”.
Hiện, xã tổ chức 4 lực lượng chính, gồm: Tuần tra canh gác, tại chỗ, ứng cứu toàn dân, cơ động. Mỗi thôn cử 3 - 5 người, gồm: Trưởng thôn, dân quân, thanh niên phối hợp với lực lượng được giao nhiệm vụ, kịp thời báo cáo tình hình về BCH PCTT&TKCN xã. Công an xã lập 2 tổ tuần tra, tổ 1 chốt tại ngã ba bến Trái và khu vực đồng Vó của thôn Liên Hồng, tổ 2 chốt tại đầu cầu Chi Nê, đây là các điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong mùa lũ. Lực lượng tại chỗ gồm dân quân tự vệ, các ngành, đoàn thể và người dân các thôn, sẵn sàng các phương án và dụng cụ đã được chuẩn bị mỗi khi có lệnh điều động, trong đó, các điểm xung yếu đều có lực lượng nòng cốt 20 - 40 người có mặt ở hiện trường khi làm nhiệm vụ. Mỗi khi có tình huống báo động khẩn cấp, lực lượng cơ động trên 60 người cùng lực lượng ứng cứu toàn dân huy động tổng lực các phương tiện, nhân lực tham gia ứng cứu các điểm xung yếu, hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ hậu quả thiên tai. Bên cạnh đó, xã đã tiếp nhận các trang thiết bị, tổ chức lớp tập huấn, buổi tuyên truyền trong Nhân dân, tham gia hội thi thông qua dự án USAID "Nâng cao năng lực của các cấp Hội Chữ thập đỏ trong quản lý rủi ro thiên tai, sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe trong tình huống khẩn cấp” giai đoạn I - III để hỗ trợ các hoạt động PCTT&TKCN tại địa bàn. Hiện, các trang thiết bị, vật tư, phương tiện sẵn có, trưng dụng tại địa bàn gồm: 11 xe tải, 2 thuyền máy, 20 áo phao, 20 phao cứu sinh, nhiều loa kéo, loa cầm tay, dây thừng… Các cơ sở thường xuyên cập nhật tình hình tại địa bàn, mực nước 5/5 hồ, đập, kịp thời báo cáo, nhận chỉ đạo từ xã.
Công tác phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, mưa lũ được xã Khoan Dụ triển khai chi tiết, kế hoạch cụ thể, rõ ràng, bài bản, nhận được sự đồng thuận cao của người dân. Qua đó nâng cao ý thức của người dân; chủ động ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tính mạng, giảm thiểu thiệt hại tài sản cho người dân.
Hoàng Anh
Các chuyên gia cho rằng chỉ bằng việc bãi bỏ quyền sáng chế vaccine thì không thể nào tăng lượng vaccine sản xuất trên toàn cầu trong thời gian ngắn hạn vì các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp vẫn thiếu năng lực sản xuất, công nghệ, kỹ năng và nguyên liệu.
(HBĐT) - Đồng chí Lê Văn Thạch, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) tỉnh cho biết: Thời gian qua, các cấp Hội trong tỉnh đã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia bảo vệ môi trường (BVMT); phối hợp với các cấp, ngành, đơn vị liên quan triển khai nhiều mô hình BVMT nông thôn; hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, hữu cơ… Qua đó, góp phần hạn chế tình trạng vứt rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi, tạo môi trường sống trong lành, cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
(HBĐT) - Ngày 4/6, UBND tỉnh ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về chủ động ứng phó với mưa lớn, giông, lốc, sét, mưa đá, gió giật mạnh và lũ quét, sạt lở đất.
(HBĐT) - Bảo vệ môi trường có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển bền vững của KT-XH. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính đang trở thành nỗi lo toàn cầu, hơn lúc nào hết, mỗi chúng ta cần chung tay bằng những hành động cụ thể để bảo vệ môi trường (BVMT).
(HBĐT) - Những ngày vừa qua, người dân khu vực tỉnh Hòa Bình hứng chịu đợt nắng nóng cao điểm. Liên tục trong 1 tuần, nhiệt độ từ 37 - 390C, thậm chí có thời điểm lên đến 40 oC. Nắng nóng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt của Nhân dân. Từ nhiều năm nay, mỗi đợt nắng nóng cao điểm, hơn 300 hộ dân phố Lạng, thị trấn Bo (Kim Bôi) lại khốn đốn vì thiếu điện.