(HBĐT) - "Tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, giảm thiểu tác động bất lợi đến sức khỏe người dân, thúc đẩy KT-XH phát triển” - đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 18/1/2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Bám sát chỉ đạo, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang triển khai các biện pháp phù hợp nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn.


Tăng cường kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường không khí trong thời gian tới, các hành vi đốt rơm rạ trên đường giao thông sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

Đến nay, toàn tỉnh đã cơ bản hoàn tất thu hoạch lúa vụ chiêm xuân với tổng diện tích trên 15,7 nghìn ha, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch các loại cây trồng khác để chuẩn bị sẵn sàng nguồn đất cho sản xuất vụ sau. Theo khuyến cáo của ngành NN&PTNT và với sự hướng dẫn của cán bộ chuyên ngành, bà con nông dân đã hạn chế tối đa việc đốt rơm rạ trong quá trình thu hoạch. Thay vào đó, sử dụng làm chất độn chuồng, phân ủ, hoặc nhiều hộ tận dụng cày vùi xuống đất ruộng - một cách xử lý hữu hiệu được ngành NN&PTNT khuyến khích bà con nông dân áp dụng, bởi vừa giúp trả lại nguồn dinh dưỡng quý cho đất,vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, không gây ô nhiễm không khí.

Được biết, vài năm gần đây, ngành NN&PTNT cũng như chính quyền các địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân không đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa. Theo phân tích chuyên ngành, đối với đặc điểm thời vụ sản xuất của tỉnh, cày vùi rơm rạ được đánh giá là cách xử lý tàn dư sau thu hoạch khá phù hợp. Một mặt, đây là cách làm trả lại cho đất hầu hết các nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nên có tác dụng bảo toàn nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng đất canh tác. Mặt khác, đây còn là cách thiết thực giúp bảo vệ môi trường không khí, kiểm soát tình trạng ô nhiễm khói bụi gây ra từ việc đốt rơm rạ ngay ngoài đồng ruộng.

Mở rộng ra các lĩnh vực khác, từ năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 57/KH-UBND về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, chỉ đạo tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí thông qua kiểm soát nguồn phát sinh khí thải và giám sát chất lượng không khí xung quanh, nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí,bảo đảm sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển KT-XH một cách bền vững. Theo kế hoạch trên, mục tiêu của toàn tỉnh là kiểm soát tốt các nguồn khí thải; đến năm 2020 đảm bảo 80% cơ sở sản xuất xi măng, 70% cơ sở phát sinh nguồn khí thải lớn khác đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động liên tục, với các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành; đồng thời, triển khai các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi PM10 và PM2.5 tại các nguồn thải chính (tập trung vào nguồn công nghiệp, giao thông và xây dựng)…

Tiếp tục bám sát quan điểm chỉ đạo của UBND tỉnh tại Kế hoạch số 57/KH-UBND và quán triệt triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, mới đây, Văn phòng UBND tỉnh đã ban hành Văn bản số 4389/VPUBND-NNTN, ngày 10/6/2021 nhấn mạnh ý kiến chỉ đạo của đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh. Sau đó, các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao cụ thể hóa kế hoạch thực hiện. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các cấp, ngành, địa phương cần triển khai tích cực, đồng bộ các biện pháp trong thời gian tới, như: Tổ chức tuyên truyền, vận động không để người dân đốt rác thải tự phát, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch vụ mùa. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm việc đốt chất thải, phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch không đúng quy định trên địa bàn. Kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện chở đất, đá, vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt không che chắn, gây ô nhiễm môi trường… Đặc biệt, theo kiến nghị của Sở TN&MT, UBND tỉnh chỉ đạo: sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu chính quyền cấp cơ sở nếu để xảy ra tình trạng đốt chất thải, chất thải rắn sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp, vận chuyển vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt không đúng quy định gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn.

Được biết, xác định rõ tầm quan trọng của việc tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, Sở TN&MTkhẩn trương tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với các nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2021; đồng thời, xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh theo hướng dẫn của Bộ TN&MT; tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh, hoàn thành và xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền để triển khai thực hiện. Tất cả các biện pháp trên sẽ được triển khai đồng bộ, quyết liệt trong thời gian tới, nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí, bám sát phương châm "Lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh”.


Khánh An


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục