(HBĐT) - Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), hiện, toàn tỉnh có trên 100ha diện tích trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá. Đây là một loại bệnh mới, hiện chưa có thuốc đặc trị để phòng trừ hiệu quả. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đang tăng cường chỉ đạo đội ngũ cán bộ chuyên môn hướng dẫn nông dân tiêu hủy nguồn bệnh, ngăn chặn môi giới truyền bệnh để hạn chế lây lan.
Cán bộ, đơn vị chuyên môn huyện Mai Châu kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện, xử lý bệnh khảm lá sắn.
Năm 2020, một số diện tích trồng sắn của huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu đã xuất hiện bệnh khảm lá sắn do sử dụng nguồn giống nhiễm bệnh được vận chuyển về từ tỉnh Đắk Lắk. Theo Sở NN&PTNT, mặc dù các biện pháp xử lý, tiêu hủy nguồn bệnh tại các vườn thực hiện khá bài bản, đúng quy trình; nhưng ở diện tích xung quanh ruộng đã nhiễm bệnh thực hiện chưa nghiêm, vẫn còn tình trạng sử dụng tái sử dụng giống cho diện tích trồng niên vụ 2021, không xử lý tàn dư là gốc, thân sắn mà chất đống trong ruộng hay bờ rào. Kết quả kiểm tra của cơ quan chuyên môn cho thấy việc tuyên truyền ở cấp cơ sở chưa thường xuyên, hiệu quả; cơ quan chuyên môn cấp huyện chưa kiểm tra, đôn đốc quyết liệt. Trong vụ hè thu này, bệnh khảm lá đang gây hại mạnh trên cây sắn, phân bố tại các xã Tân Mỹ, Vũ Bình (Lạc Sơn); thị trấn Hàng Trạm và xã Bảo Hiệu (Yên Thủy). Ngoài ra, tại xã Cun Pheo (Mai Châu) bắt đầu xuất hiện bệnh khảm lá sắn với tỷ lệ thấp rải rác, cần đặc biệt chú ý theo dõi và có các biện pháp phòng trừ, tiêu hủy khẩn trương.
Tại huyện Yên Thuỷ, khảm lá sắn đang gây hại trên các địa bàn với diện tích 10ha. Đồng chí Bùi Thị Xanh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện Yên Thủy cho biết: Đây là nguồn bệnh nguy hiểm, có thể lây lan diện rộng, hủy diệt toàn bộ vùng nguyên liệu sắn nếu có tâm lý chủ quan, không quyết liệt trong công tác phòng trừ. Do đó, đối với khu vực có cây sắn nhiễm bệnh, nông dân được cán bộ hướng dẫn nhổ bỏ và tiêu hủy kịp thời. Huyện cũng yêu cầu xã tiếp tục thực hiện theo các công văn của tỉnh, Sở NN&PTNT và Chi cục TT&BVTV nhằm ngăn chặn bệnh khảm lá hại cây sắn. Bố trí cán bộ chuyên môn ở cơ sở rà soát toàn bộ diện tích trồng sắn, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm nguồn bệnh.
Để chủ động phòng trừ kịp thời, tránh lây lan trên diện rộng, Chi cục TT&BVTV đề nghị các địa phương chỉ đạo quyết liệt theo tinh thần Công văn số 1306/UBND-NNNT, ngày 6/8/2020 của UBND tỉnh về việc tăng cường các biện pháp ngăn chặn bệnh khảm lá hại cây sắn; các Công văn số 2175/SNN-TTBVTV, ngày 31/8/2021 của Sở NN&PTNT, Công văn số 302/TTBVTV-NVCM, ngày 13/8/2021 của Chi cục TT&BVTV và Công văn số 1570/BVTV-TV, ngày 31/8/2021 của Cục BVTV nhằm phòng trừ, xử lý hiệu quả các ổ bệnh khảm lá sắn… Theo đó, các huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền cơ sở và đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cơ sở rà soát toàn bộ diện tích trồng sắn, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Tại những xã đã có diện tích trồng sắn bị nhiễm bệnh từ năm 2020 cần lập danh sách các hộ trồng sắn trong năm 2021, gắn trách nhiệm của chủ vườn sắn với những công việc cụ thể. Thường xuyên duy trì tốt chế độ thông báo, báo cáo theo quy định về diễn biến bệnh khảm lá hại sắn và kết quả tổ chức phòng trừ bệnh...
Dự báo thời gian tới, tại các diện tích nhiễm khảm lá sắn của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, bệnh sẽ tiếp tục gây hại mạnh. Do đó, Chi cục TT&BVTV đã có các công văn chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ, sử dụng công nghệ bay UAV trên diện tích rộng, bình phun động cơ với những diện tích nhỏ hẹp gần khu dân cư; nhổ bỏ những cây bệnh bằng biện pháp thủ công. Với diện tích phòng trừ khoảng 110 ha, Chi cục đã phối hợp với các địa phương phòng trừ bọ phấn trắng để tránh lây lan sang các vùng trồng sắn khác.
Bên cạnh đó, Chi cục cũng khuyến cáo các xã, thị trấn, cơ quan chuyên môn liên quan, các kênh thông tin trên địa bàn các huyện, thành phố cần tăng cường tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn và biện pháp phòng, chống cho người trồng sắn; quyết liệt tiêu hủy những diện tích sắn đã bị nhiễm bệnh nặng, tránh lây lan sang các xã trồng sắn lân cận…
T.H
Chiều 11/9, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng đã ra Công điện khẩn yêu cầu các ban, ngành và địa phương tập trung ứng phó với bão số 5 và mưa lũ.
Hồi 07 giờ ngày 10/9, vị trí tâm bão ở khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 170km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 12. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.
Tính đến sáng nay, 9/9, thiệt hại do bão Conson tại Philippines là 19 người mất tích, 19.343 hộ (79.062 người) bị ảnh hưởng, 10.063 người phải sơ tán. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tiếp tục họp trực tuyến với các cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan để sớm triển khai các phương án ứng phó.
Dự báo đêm nay, 8/9, bão Conson sẽ đi vào Biển Đông, thành cơn bão số 5 năm 2021. Để kịp thời ứng phó với bão Conson và mưa lũ lớn trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, sáng 8/9, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các địa phương.
(HBĐT) - Ngày 7/9, UBND tỉnh ban hành Công điện số 12/CĐ-UBND về việc chủ động ứng phó với bão Conson và mưa lũ.
(HBĐT) - Xã Hùng Sơn (Kim Bôi) có địa hình đồi núi phức tạp, nhiều sông, suối, ngầm tràn nên thường xuyên chịu tác động do mưa lũ gây ra. Năm 2020, mưa dông khiến 23 hộ bị tốc mái, 1 người bị thương, nhiều hoa màu hư hỏng, mất trắng, tổng thiệt hại khoảng trên 200 triệu đồng. Năm nay, để chủ động ứng phó với thiên tai, Ban Chỉ huy (BCH) phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã sớm xây dựng phương án ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất theo phương châm "4 tại chỗ”.