(HBĐT) - Xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) có địa bàn rộng, dân cư sinh sống không tập trung, địa hình bị chia cắt bởi suối Cái thành nhiều vùng, chòm dân cư nhỏ lẻ. Để chủ động ứng phó, đảm bảo an toàn cho Nhân dân trong mùa mưa bão, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) xã đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.


Nước lũ tràn qua mặt ngầm Hạ Bát, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) tiềm ẩn nguy cơ trơn trượt, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông. 

Khảo sát thực tế tại cầu Khoang Khang và ngầm Hạ Bát ở xóm Chiềng, khu vực hàng ngày có trên 300 lượt người qua lại, chủ yếu là học sinh và người dân đến khu sản xuất. Các công trình giao thông này được xây dựng từ trước năm 2000 nên hiện trạng đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn lưu thông trong mùa mưa bão. Tại ngầm Hạ Bát vào những ngày đầu tháng 10, mặc dù chưa xảy ra mưa lớn nhưng nước từ suối Cái đổ về tràn qua mặt ngầm khoảng 15 - 20 cm. Hai đầu ngầm được chính quyền xã đặt biển cảnh báo khu vực ngầm dễ trơn trượt. 

Ông Bùi Văn Ánh, xóm Bận Dọi trăn trở: Ngày nào tôi cũng đi qua ngầm Hạ Bát 3 - 4 lần để đưa trẻ tới trường. Rất nhiều lần chứng kiến người dân qua khu vực ngầm bị trượt ngã. Các cháu nhỏ luôn phải có bố mẹ đi kèm. Người dân đi bằng xe máy qua ngầm nếu không quen đường cũng dễ bị ngã. Chúng tôi mong muốn chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng cầu cứng nhằm đảm bảo an toàn đi lại, phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH địa phương. 

Nhân Mỹ là xã thuộc vùng 135, điều kiện kinh tế khó khăn, hạ tầng GTNT chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ. Theo rà soát, toàn xã có 6 cầu, ngầm bắc qua sông, suối, sau hơn 20 năm hoạt động, các công trình hiện đều xuống cấp, hư hỏng trầm trọng. Ngoài ra, tại thời điểm xây dựng, do nguồn kinh phí hạn hẹp, cầu, ngầm được thiết kế chỉ đảm bảo cho xe máy, xe đạp lưu thông nên hiện có nhiều bất cập. Vào mùa mưa, nước lũ đổ về xảy ra tình trạng ngập úng, độ sâu trung bình từ 1,5 - 2 m. Các hoạt động đi lại, giao thương hàng hóa đều bị ngưng trệ.  

Ngay từ đầu năm, Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã đã chủ động xây dựng các phương án đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, đặc biệt tại các khu vực xung yếu, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn. Phân công thành viên chủ động phối hợp các thôn, xóm kiểm tra, rà soát những điểm mất an toàn giao thông trong mùa mưa bão. Trong thời điểm nước lũ đổ về, phân công cán bộ túc trực tại các cầu, ngầm bị ngập úng, tuyệt đối không cho người và phương tiện lưu thông để đảm bảo an toàn tính mạng. Tăng cường tuyên truyền, vận động Nhân dân đề cao cảnh giác khi di chuyển qua các cầu, ngầm, hạn chế ra khỏi nhà khi mưa to, gió lớn. 

Trước tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, để đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông, chính quyền xã đã khảo sát, đề xuất kiến nghị cấp trên xây dựng cầu cứng thay thế những chiếc cầu dân sinh tại các khu vực có vị trí quan trọng, nối trung tâm xã đi quốc lộ 6 và tỉnh lộ 436. 

Đồng chí Đinh Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Nhờ chủ động thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp, trong những năm trở lại đây, trên địa bàn xã không để xảy ra tai nạn đáng tiếc tại khu vực cầu, ngầm trong mùa mưa bão. Tuy nhiên, không lơ là, chủ quan trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, Ban chỉ huy PCTT& TKCN xã tăng cường công tác kiểm tra, rà soát khu vực xung yếu trên địa bàn. Đồng thời mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thông, cầu, ngầm hiện đã xuống cấp, hư hỏng nặng. Đẩy mạnh tuyên truyền Nhân dân nâng cao ý thức cảnh giác, phòng ngừa thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại về tài sản của Nhân dân.


Đức Anh


Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục