((HBĐT) - Nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch lúa vụ hè thu, khi hạt ngọc trời được đưa về nhà cũng là lúc những phụ phẩm nông nghiệp được thu gom và đốt ngay tại đồng ruộng. Đốt rơm rạ không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn tác động tiêu cực đến chất lượng đất. Vậy, đâu là giải pháp cần thiết giúp người dân xử lý rơm rạ sau thu hoạch hiệu quả?


Người dân đốt rơm rạ tại đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường. Ảnh chụp ngày 8/10 tại xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Những ngày gần đây, đi dọc đường 12B đoạn qua địa phận xã Vĩnh Đồng, thị trấn Bo (Kim Bôi) không khó để thấy những đống rơm được bà con đốt trên đồng ruộng, từng làn khói cùng xác rơm rạ theo chiều gió bay tứ tung, khắp đường làng, ngõ xóm. Chị Bùi Thị Thảo, người dân xã Vĩnh Đồng cho hay: Hàng năm, khi thu hoạch xong lúa vụ mùa người dân lại khẩn trương làm đất để chuẩn bị trồng rau, khoai tây. Rơm rạ đốt lên khói bụi mịt mù. Gia đình tôi có 2 con nhỏ không dám cho cháu ra ngoài chơi vì xung quanh toàn khói bụi. Hơn nữa, do đốt gần đường lớn, khói bay ra  khiến các phương tiện tham gia giao thông hạn chế tầm nhìn, đã có nhiều trường hợp xe va quệt vào nhau do trời nhá nhem tối lại thêm khói rơm làm giảm tầm nhìn, rất may chưa xảy ra tai nạn đáng tiếc, nhưng cũng rất nguy hiểm. 

Không chỉ tại Kim Bôi, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh nông dân vẫn còn thói quen đốt rơm rạ và những phụ phẩm nông nghiệp sau thu hoạch. Bởi họ cho rằng đó là cách làm nhanh, gọn và ít tốn công sức nhất để làm sạch đồng ruộng. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV), mỗi năm, nông dân trên toàn tỉnh thu được trung bình khoảng 21,3 - 21,5 tấn thóc, đồng nghĩa với khối lượng rơm rạ tương đương phát sinh. Đây là một lượng sinh khối lớn mà nếu như tận dụng hợp lý sẽ giải quyết được nhiều vấn đề, nhất là dinh dưỡng cho đất trong vụ sau.

Đốt rơm rạ trên đồng ruộng giúp giảm thiểu tàn dư sâu bệnh hại. Tuy nhiên, việc này lại khiến những chất dinh dưỡng được tích lũy trong rơm rạ bị tiêu hủy, làm mất môi trường cư trú qua đông của nhiều loại côn trùng có ích. Ngoài ra, khi đốt rơm rạ ngay tại ruộng làm lượng nước bốc hơi tăng cao, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc lấy nước tưới tiêu vào vụ mùa kế tiếp. Khói thải ra từ rơm rạ làm ô nhiễm nặng nề môi trường sống. Mặc dù chính quyền các địa phương đã đưa ra khuyến cáo đối với người dân, nhưng do thói quen, tình trạng đốt rơm rạ vẫn tái diễn theo vụ mùa ở nhiều địa phương. 

Đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV cho biết: Thay vì đốt rơm rạ bỏ phí đi nguồn tài nguyên sinh khối khổng lồ, nông dân nên tận dụng tối đa nguồn rơm rạ đã có sẵn. Có thể tận dụng làm vật liệu che phủ cho cây rau mới trồng, hạt giống mới gieo. Hoặc tận dụng rơm rạ để trồng khoai tây không cần đất cũng là một trong những phương án đã được thực hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh, giúp tiết kiệm nhiều công làm đất và tiền mua phân bón. Đối với những gia đình chăn nuôi trâu, bò, rơm rạ là nguồn thức ăn dự trữ cho mùa đông lạnh giá, bà con có thể lựa chọn ủ chua trộn với các loại chất dinh dưỡng khác hoặc dự trữ khô. Bên cạnh đó, tận dụng làm giá thể trồng nấm cũng là một trong những cách làm hay và hiệu quả. 

Tại xã Phong Phú (Tân Lạc), nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nhiều năm nay, xã không còn tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng. Đồng chí Bùi Văn Nức, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Thay vào đó, đối với những khu vực ruộng thuận lợi để trồng cây vụ 3, trước khi gặt các hộ dân chủ động tháo nước để ruộng khô ráo. Sau khi gặt xong, rơm rạ được cắt đem đi phơi dự trữ thức ăn cho trâu, bò vào những ngày đông lạnh, hoặc sử dụng để giữ ẩm cho đất sau khi tra hạt. 

Trong trường hợp không sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò hoặc không trồng cây vụ 3, đại diện Chi cục TT&BVTV khuyến cáo người dân nên cày lật cuốc rạ để tăng thời gian phân hủy của rơm rạ, đất được phơi khô, giúp nước bốc hơi hết nhường chỗ cho không khí, tạo điều kiện hút được nhiều muối khoáng. 

Để không còn tình trạng đốt rơm rạ ngay tại đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường sống và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mất an toàn điện, cần hơn nữa sự vào cuộc từ chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền, cảnh báo tác hại của việc đốt rơm rạ. Đồng thời, cần có chế tài phù hợp để xử lý những trường hợp đốt rơm rạ gây ảnh hưởng đến môi trường. 

Khánh Linh (TTV)

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục