(HBĐT) - Với thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông nên những năm gần đây, tình trạng trâu, bò bị chết vì đói, rét vẫn còn xảy ra lẻ tẻ ở một số xã trên địa bàn huyện Đà Bắc. Thời gian này, người chăn nuôi chủ động che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn để bảo vệ đàn vật nuôi khi dự báo sẽ có những đợt rét đậm, rét hại.



Người dân xóm Trúc Sơn, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) chủ động bổ sung, dự trữ thức ăn, tăng cường sức khỏe cho vật nuôi trong mùa rét.

Huyện hiện có trên 18 nghìn con trâu, bò; đàn lợn khoảng 26 nghìn con, đàn dê gần 8 nghìn con và trên 350 nghìn con gia cầm. Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên mùa đông thường xảy ra hiện tượng sương giá, nhiệt độ thấp hơn so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét (PCĐR) cho đàn vật nuôi trong mùa đông ở huyện vùng cao này rất quan trọng. Thực tế, những năm trở lại đây, người chăn nuôi huyện Đà Bắc đã quan tâm hơn đến việc PCĐR cho đàn vật nuôi. Như việc trồng cỏ voi, dự trữ rơm rạ, xây dựng chuồng trại kiên cố hơn, nuôi nhốt gia súc trong những ngày giá rét. Tuy nhiên, tình trạng trâu, bò chết trong mùa đông vẫn xảy ra lẻ tẻ ở một số xã. Như trong đợt rét đậm, rét hại tháng 1/2020, toàn huyện có 25 con trâu, bò bị chết tại các xã: Mường Chiềng, Đoàn Kết, Giáp Đắt, Đồng Chum, Tiền Phong, Tân Minh, Tân Pheo. 

Toàn Sơn là một trong những xã của huyện thực hiện tốt công tác PCĐR cho đàn vật nuôi trong mùa đông. Xã có 5 xóm, hầu hết các xóm đều có đồi núi nên khí hậu vào mùa đông khá lạnh, nhất là xóm Rãnh và xóm Phủ. Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã khoảng 13 nghìn con, trong đó, đàn trâu, bò và gia súc khác trên 1.300 con. Những năm qua, chăn nuôi trâu, bò góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đa số bà con vay vốn ngân hàng đều sử dụng vào mục đích chăn nuôi trâu, bò. Đây là tài sản lớn của mỗi hộ dân nên bà con đều có ý thức thực hiện các biện pháp để PCĐR cho vật nuôi trong mùa đông. Như tận dụng diện tích đất bưa bãi để trồng cỏ voi, chủ động che chắn chuồng trại và nuôi nhốt hoàn toàn trong những ngày rét đậm, rét hại. 

Gia đình bà Tằng Thị Yến, xóm Trúc Sơn (xã Toàn Sơn) duy trì chăn nuôi bò nhiều năm qua. Trước đây, có thời điểm gia đình nuôi 10 con bò nên chuồng trại được xây dựng khá kiên cố. Hiện nay, do không có người chăm nên chỉ nuôi 2 con bò sinh sản. Bà Yến cho biết: Nhà ở gần núi nên mùa đông thường xảy ra sương mù, gió lùa rất lạnh. Những năm trước, vào những ngày rét đậm, gia đình tôi còn đốt lửa để sưởi ấm cho bò. Năm nay, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh đã quây bạt xung quanh chuồng, thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bò. Về thức ăn đã đảm bảo cho cả mùa đông vì gia đình trồng được cỏ voi. 

Ngoài gia đình bà Yến, các hộ chăn nuôi khác ở xóm Trúc Sơn cũng chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ vật nuôi trong mùa đông. Theo đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN& PTNT huyện: Đầu tháng 10 vừa qua, UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo đến các xã, thị trấn về việc chủ động PCĐR cho đàn vật nuôi. Theo đó, tăng cường tuyên truyền đến người chăn nuôi thực hiện dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại; bổ sung thức ăn tinh, khoáng chất, vitamin để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét. Vận động người chăn nuôi vỗ béo, bán thải loại các con gia súc già yếu; di chuyển đàn trâu, bò thả rông về nuôi nhốt tại chuồng. Đặc biệt, trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 120C không nên cho trâu, bò làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt tại chuồng để dễ quản lý, chăm sóc. 

Viết ĐàoHuyện hiện có trên 18 nghìn con trâu, bò; đàn lợn khoảng 26 nghìn con, đàn dê gần 8 nghìn con và trên 350 nghìn con gia cầm. Chăn nuôi có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế của nhiều hộ dân trên địa bàn. Địa hình chủ yếu là đồi núi nên mùa đông thường xảy ra hiện tượng sương giá, nhiệt độ thấp hơn so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét (PCĐR) cho đàn vật nuôi trong mùa đông ở huyện vùng cao này rất quan trọng. Thực tế, những năm trở lại đây, người chăn nuôi huyện Đà Bắc đã quan tâm hơn đến việc PCĐR cho đàn vật nuôi. Như việc trồng cỏ voi, dự trữ rơm rạ, xây dựng chuồng trại kiên cố hơn, nuôi nhốt gia súc trong những ngày giá rét. Tuy nhiên, tình trạng trâu, bò chết trong mùa đông vẫn xảy ra lẻ tẻ ở một số xã. Như trong đợt rét đậm, rét hại tháng 1/2020, toàn huyện có 25 con trâu, bò bị chết tại các xã: Mường Chiềng, Đoàn Kết, Giáp Đắt, Đồng Chum, Tiền Phong, Tân Minh, Tân Pheo. 

Toàn Sơn là một trong những xã của huyện thực hiện tốt công tác PCĐR cho đàn vật nuôi trong mùa đông. Xã có 5 xóm, hầu hết các xóm đều có đồi núi nên khí hậu vào mùa đông khá lạnh, nhất là xóm Rãnh và xóm Phủ. Đồng chí Đinh Thị Cúc, Chủ tịch UBND xã cho biết: Tổng đàn gia súc, gia cầm của xã khoảng 13 nghìn con, trong đó, đàn trâu, bò và gia súc khác trên 1.300 con. Những năm qua, chăn nuôi trâu, bò góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Đa số bà con vay vốn ngân hàng đều sử dụng vào mục đích chăn nuôi trâu, bò. Đây là tài sản lớn của mỗi hộ dân nên bà con đều có ý thức thực hiện các biện pháp để PCĐR cho vật nuôi trong mùa đông. Như tận dụng diện tích đất bưa bãi để trồng cỏ voi, chủ động che chắn chuồng trại và nuôi nhốt hoàn toàn trong những ngày rét đậm, rét hại. 

Gia đình bà Tằng Thị Yến, xóm Trúc Sơn (xã Toàn Sơn) duy trì chăn nuôi bò nhiều năm qua. Trước đây, có thời điểm gia đình nuôi 10 con bò nên chuồng trại được xây dựng khá kiên cố. Hiện nay, do không có người chăm nên chỉ nuôi 2 con bò sinh sản. Bà Yến cho biết: Nhà ở gần núi nên mùa đông thường xảy ra sương mù, gió lùa rất lạnh. Những năm trước, vào những ngày rét đậm, gia đình tôi còn đốt lửa để sưởi ấm cho bò. Năm nay, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh đã quây bạt xung quanh chuồng, thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho bò. Về thức ăn đã đảm bảo cho cả mùa đông vì gia đình trồng được cỏ voi. 
Ngoài gia đình bà Yến, các hộ chăn nuôi khác ở xóm Trúc Sơn cũng chủ động thực hiện các biện pháp để bảo vệ vật nuôi trong mùa đông. Theo đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng phòng NN& PTNT huyện: Đầu tháng 10 vừa qua, UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo đến các xã, thị trấn về việc chủ động PCĐR cho đàn vật nuôi. Theo đó, tăng cường tuyên truyền đến người chăn nuôi thực hiện dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại; bổ sung thức ăn tinh, khoáng chất, vitamin để tăng cường sức khỏe cho đàn vật nuôi trong những ngày giá rét. Vận động người chăn nuôi vỗ béo, bán thải loại các con gia súc già yếu; di chuyển đàn trâu, bò thả rông về nuôi nhốt tại chuồng. Đặc biệt, trong những ngày giá rét, khi nhiệt độ xuống dưới 120C không nên cho trâu, bò làm việc hoặc chăn thả tự do mà nuôi nhốt tại chuồng để dễ quản lý, chăm sóc. 

Viết Đào


Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục