(HBĐT) - Giai đoạn 2017 - 2021, huyện Tân Lạc đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát ô nhiễm và bảo vệ môi trường (BVMT) sống. Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT lan tỏa trong cuộc sống; ý thức BVMT của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được nâng cao. Huyện tập trung giải quyết tốt vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, nông thôn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SXKD) chú trọng đầu tư xây dựng công trình xử lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm.

 


Công nhân Công ty Kim Đạt Việt (Tân Lạc) phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt.

Thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU, ngày 30/12/2016 của Tỉnh ủy về tăng cường kiểm soát ô nhiễm và BVMT trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể, cơ quan chức năng của huyện đã tăng cường tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, tổ chức, cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động SXKD và Nhân dân về tầm quan trọng của công tác BVMT. Các quy định về BVMT được đưa vào nội quy của cơ quan, hương ước, quy ước thôn, xóm. Ngoài ra, huyện đẩy mạnh hướng dẫn các xã thực hiện tiêu chí số 17 trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Duy trì hoạt động thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt. Hiện, toàn huyện có 8/15 xã đạt tiêu chí số 17 trong xây dựng NTM; tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%. Huyện chưa phát hiện có khu vực ô nhiễm môi trường do tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. 

Ông Bùi Văn Đoàn, xóm Trám, xã Gia Mô chia sẻ: Từ sự hướng dẫn của các cấp, ngành, gia đình tôi nghiêm túc chấp hành các biện pháp thu gom, xử lý rác sinh hoạt. Tích cực tham gia nạo vét kênh mương, dọn dẹp đường làng, ngõ xóm và các hoạt động hưởng ứng "Tháng hành động vì môi trường”, "Ngày môi trường thế giới”… Gia đình tôi cùng bà con trong xóm đã biết tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, nhất là rơm rạ sau thu hoạch để xử lý, chế biến thành phân hữu cơ. Trong chăn nuôi, các hộ thực hiện che chắn chuồng trại để không phát tán mùi, khí thải gây ô nhiễm môi trường; sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. 

Từ năm 2017 đến nay, huyện thực hiện 8 cuộc thanh tra, kiểm tra về môi trường đối với các cơ sở SXKD, dịch vụ trên địa bàn. Chủ động rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở SXKD, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, đặc biệt là các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, tăng cường công tác quản lý đối với chất thải y tế phát sinh, nhất là tại các địa phương có nguy cơ cao ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đến nay, các cơ sở SXKD, khu dân cư thực hiện nghiêm túc, đúng quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, hạn chế làm ảnh hưởng tới môi trường. Đã có 68 bản kế hoạch BVMT và 31 bản đề án BVMT đơn giản được đăng ký, xác nhận.

Điểm nhấn quan trọng trong công tác BVMT của huyện Tân Lạc là đã giải quyết tốt vấn đề thu gom, xử lý rác thải, nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, nông thôn. Từ tháng 9/2017, hoạt động thu gom rác thải sinh hoạt được thực hiện tại 8 xã, thị trấn (dọc theo quốc lộ 6 và quốc lộ 12B) với trên 11.000 nhân khẩu do Công ty Kim Đạt Việt thực hiện, công suất đạt 22 tấn/ngày. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý 100%. Đối với các xã, xóm chưa được thu gom rác để xử lý tập trung, huyện chỉ đạo tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện thu gom, xử lý tại chỗ đảm bảo vệ sinh môi trường.  

Lãnh đạo phòng Tài nguyên và môi trường huyện nhấn mạnh: Nhằm giải quyết những nhức nhối trong công tác BVMT, thời gian tới, huyện tiếp tục đẩy mạnh hỗ trợ các nhà đầu tư trong lĩnh vực BVMT, nhất là đầu tư các công trình xử lý chất thải rắn, công trình xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. Các chính sách, quy định phải cụ thể để khuyến khích, hỗ trợ   hoạt động thu gom, xử lý, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm môi trường; sản xuất gắn với công nghệ cao, công nghệ sạch, xanh, thân thiện với môi trường. Tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức của cộng đồng về các vấn đề BVMT; kiên quyết xử lý trường hợp gây ô nhiễm môi trường…


Thu Thủy

Các tin khác


100% doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày 1/7/2022

(HBĐ) - Để triển khai hiệu quả công tác sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ; Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC, ngày 17/9/2021 hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế. Theo đó, kể từ ngày 1/7/2022, các tổ chức, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải sử dụng HĐĐT thay thế cho hóa đơn giấy trong giao dịch mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.


Quyết liệt phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

(HBĐT) - Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp, đã xảy ra tại 2.275 xã của 57 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn buộc tiêu hủy trên 230.000 con, gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 0,8% tổng đàn; dịch đang có nguy cơ lây lan trên diện rộng, tác động lớn, tiêu cực đến ngành chăn nuôi, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, người chăn nuôi và cung cầu thực phẩm.

Thành phố Hòa Bình trên đường về đích nông thôn mới

(HBĐT) - Xác định Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) là chương trình phát triển kinh tế - xã hội tổng thể, toàn diện và lâu dài. Do đó, trong quá trình triển khai thực hiện, thành phố Hòa Bình chủ trương cần sự tập trung cao độ và sự kiên trì, bền bỉ của cả hệ thống chính trị; đề cao vai trò của tổ chức Đảng, tinh thần tiên phong, gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên và vai trò làm chủ của Nhân dân, nhằm tạo sự đồng thuận, hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

Cuối tháng 11, Việt Nam đón không khí lạnh kéo dài, nhiệt độ thấp nhất trong nhiều năm

Theo dự báo, đợt không khí lạnh từ 24-25/11 đến khoảng 3/12 tới sẽ có nền nhiệt độ thấp nhất so với trung bình nhiều năm trở lại đây.

Huyện yên thủy: Chủ động bảo vệ đàn gia súc trong mùa đông

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy hiện có tổng đàn đại gia súc trên 17.100 con. Nhằm chủ động ứng phó với thời tiết rét đậm, rét hại và giảm thiểu thiệt hại, huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.

Chuyển đổi số trong nông nghiệp khắc phục sản xuất manh mún, nhỏ lẻ và thiếu liên

"Nếu không chuyển đổi số (CĐS), áp dụng công nghệ thông tin (CNTT) thì chắc chắn các giá trị nông nghiệp, sản phẩm đặc hữu khó phát huy được bởi nông nghiệp Việt Nam vẫn nhỏ lẻ", Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhận xét.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục