(HBĐT) - Sáng 15/12, tại TP Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN&PTNT tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích canh tác bị nhiễm bệnh khảm lá sắn. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh, huyện Lạc Sơn cùng 90 nông dân tiêu biểu.



Đại diện HTX, hộ nông dân chia sẻ những khó khăn trong thực hiện các biện pháp phòng trừ bệnh khảm lá sắn. 

Tháng 5/2020, bệnh khảm lá sắn xuất hiện đầu tiên tại tỉnh Hòa Bình, được phát hiện trên giống KM419 trên địa bàn xã Tân Mỹ (Lạc Sơn), từ nguồn giống sắn nguyên liệu do Công ty TNHH MTV Tân Hiếu Hưng (Tân Mỹ) cung cấp. Năm 2020, tổng diện tích nhiễm bệnh là 24,5 ha, tỷ lệ phổ biến 5 - 10%, cục bộ >30% số cây bệnh. Năm 2021, diện tích nhiễm bệnh tăng lên 154,59 ha, trong đó, huyện Lạc Sơn 144,59 ha, Yên Thủy 10 ha và huyện Mai Châu.

Đại diện nông dân tham gia diễn đàn đã chia sẻ những khó khăn trong quy trình trồng, chăm sóc cây sắn; biểu hiện khi xuất hiện bệnh trên cây sắn; vấn đề sử dụng hom giống tại vườn; chính sách hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả…

Nhằm định hướng giúp người dân phòng, chống bệnh khảm lá sắn, các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp đã làm rõ cơ sở khoa học, cung cấp thông tin đa chiều, phân tích nguyên nhân bệnh tiếp tục phát sinh, lây lan trên các ổ dịch bệnh cũ tại vùng trồng sắn của huyện Lạc Sơn, Yên Thủy. Đồng thời, hướng dẫn người trồng sắn thực hiện khoanh vùng, tiêu hủy cây bị bệnh ngay khi mới trồng; khuyến cáo không sử dụng hom giống tại các vườn bị bệnh trồng cho vụ sau; quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá sắn… Về giải pháp lâu dài, cấp ủy, chính quyền và bà con nông dân cần quan tâm chuyển đổi diện tích canh tác sắn bị nhiễm bệnh sang lựa chọn cây trồng phù hợp điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và có giá trị kinh tế cao như trồng ngô sinh khối, cây gai xanh AP1. 

 Ngoài ra, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, các chuyên gia đã hướng dẫn kỹ thuật trồng ngô sinh khối, cây gai xanh cho bà con nông dân. Đại diện doanh nghiệp, HTX cam kết cung cấp giống, phân bón; liên kết tiêu thụ cây ngô sinh khối và gai xanh, giúp người dân yên tâm phát triển kinh tế.


Thu Thủy

Các tin khác


Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1036/SNN-KL về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) gửi UBND các huyện, thành phố.

Thời tiết ngày 30/4: Cả nước nắng nóng, có nơi trên 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, ngày 30/4 (ngày thứ 4 của kỳ nghỉ lễ), nắng nóng gay gắt vẫn là thời tiết chủ đạo ở cả 3 miền, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 42 độ C.

Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục