(HBĐT) - Năm 2021, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) được triển khai kịp thời, phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của người kinh doanh, giảm thiểu vi phạm, hạn chế rủi ro cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp.


Cửa hàng vật tư nông nghiệp của gia đình anh Nguyễn Trung Kiên, xã Độc Lập (TP Hòa Bình) chỉ nhập các mặt hàng nằm trong danh mục được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành.

Nhằm tạo chuyển biến trong hành vi của người sản xuất, kinh doanh, Sở NN&PTNT đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức. Sở tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao KH-KT; tuyên truyền văn bản quy phạm pháp luật về kiểm dịch thực vật và cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Luật ATTP, Luật Thú y, Luật Trồng trọt, Luật Thủy sản… Đặc biệt, quan tâm hỗ trợ chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ. Đến nay đã chứng nhận ATTP, VietGAP, hữu cơ cho 3.525 ha sản phẩm quả các loại, 561 ha sản phẩm rau các loại. Chứng nhận ATTP, VietGAP cho 1.945 lồng cá, 22 cơ sở chăn nuôi. 3 công ty chuyên liên kết với các hộ chăn nuôi để chăn nuôi lợn khép kín và cung cấp cho thị trường, sản lượng khoảng 19.500 tấn/năm.

Theo đánh giá của Sở NN&PTNT, việc áp dụng quy trình sản xuất an toàn giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế cho người dân. Việc liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn giữa người nông dân, doanh nghiệp kinh doanh ngày càng chặt chẽ là cơ hội đưa sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn của tỉnh tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng nông sản sạch trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.

Trong năm 2021, Sở NN&PTNT tổ chức lấy 229 mẫu nông, lâm, thủy sản để kiểm định chất lượng ATTP, đạt 325,7% kế hoạch; lấy 41 mẫu sản phẩm chế biến và bao bì gói sẵn, đạt 164% kế hoạch. Sở chủ trì, phối hợp Cục Quản lý thị trường, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan tổ chức 3 đoàn kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép động vật thủy sản. Kiểm tra 28 cơ sở, xử lý 2 cơ sở vi phạm quy định truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo ATTP. Tổ chức ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn theo Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT cho 1.579 cơ sở. Lũy kế đến nay đã có 8.874 cơ sở ký cam kết.

Góp phần làm "sạch” thị trường VTNN, năm 2021, Sở NN&PTNT tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về VTNN tại 211 cơ sở kinh doanh. Thông qua kiểm tra có 197 cơ sở chấp hành tốt, 13 cơ sở ngừng hoạt động, xử phạt hành chính 1 cơ sở 5 triệu đồng. Trong quá trình kiểm tra, lấy 11 mẫu phân bón, 3 mẫu giống lúa để kiểm định chất lượng, 1 mẫu phân bón và 1 mẫu thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để kiểm tra thông tin trên nhãn hàng hóa. Kết quả, 7/11 mẫu phân bón có chất lượng không phù hợp với QCVN 01-189:2019/BNNPTNT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón; 1 mẫu phân bón thông tin trên bao bì không đáp ứng quy định; 1 mẫu thuốc thông tin trên bao bì không đáp ứng quy định. Xử phạt hành chính 11 trường hợp số tiền 37,3 triệu đồng.

Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quản lý chất lượng VTNN góp phần nâng cao ý thức của các hộ kinh doanh. Anh Nguyễn Trung Kiên, chủ cửa hàng kinh doanh VTNN tại xã Độc Lập (TP Hòa Bình) cho biết: Muốn có sản phẩm thuốc BVTV, vắc xin bảo đảm chất lượng, tôi phải tìm hiểu kỹ xem thuốc có nằm trong danh mục được Bộ NN&PTNT cho phép lưu hành hay không mới nhập về bán. Ngoài ra, cửa hàng cũng tìm hiểu kỹ đối tượng được sử dụng thuốc, cách sử dụng, liều lượng phù hợp để hướng dẫn nông dân sử dụng an toàn, hiệu quả. Cửa hàng luôn đảm bảo bán đúng giá niêm yết, không đẩy giá lên cao trong thời điểm giá VTNN tăng mạnh. Bên cạnh đó, cửa hàng luôn chủ động phối hợp cơ quan chức năng lấy mẫu phân bón, giống lúa, thuốc BVTV để kiểm định chất lượng.


Thu Thủy


Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục