(HBĐT) -Trước tình hình rét đậm, rét hại của mùa đông năm nay, xã Vân Sơn (Tân Lạc) chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi, dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại, nỗ lực hạn chế thiệt hại cho người dân.


Bà Hà Thị Đứ, xóm Tớn Trong, xã Vân Sơn (Tân Lạc) che chắn chuồng trại, chống rét cho đàn bò.

Vân Sơn là xã vùng cao của huyện, được sáp nhập từ 3 xã Nam Sơn, Bắc Sơn, Lũng Vân, thời tiết khắc nghiệt, lạnh giá về mùa đông, thậm chí có thời điểm xảy ra băng tuyết. Xã có tổng đàn trâu, bò 2.450 con, lợn 1.600 con, dê 200 con, gia cầm 60.000 con. Những năm trước đây, đàn vật nuôi của xã thiệt hại đáng kể sau mỗi mùa đông. Do nhiệt độ xuống thấp, mùa đông thường xảy ra sương muối, cùng với ý thức người dân hạn chế, chuồng trại chăn nuôi không được che chắn, gia cố, tích trữ thức ăn dẫn đến gia súc bị chết, các hộ chăn nuôi thiệt hại, thậm chí có hộ tái nghèo. Như địa bàn xã Nam Sơn (cũ), đỉnh điểm mùa đông năm 2008 toàn xã chết 100 con trâu, bò, các địa bàn khác cũng thiệt hại tương đối lớn. Bệnh tụ huyết trùng, lở mồm long móng, viêm da nổi cục cũng làm chết hàng chục con trâu, bò mỗi năm. Do vậy, công tác phòng, chống đói, rét cho đàn vật nuôi trên địa bàn luôn được xã quan tâm, nỗ lực giảm thiệt hại kinh tế cho bà con. 

Đồng chí Bùi Thanh Đướng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thời gian qua, xã vận động bà con dần bỏ tập quán thả rông trâu, bò, tích trữ rơm và phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ thức ăn cho vật nuôi; xây chuồng trại kín đáo, lắp nhiều đèn sưởi, đốt trấu ủ ấm nếu nhiệt độ xuống quá thấp. Bên cạnh đó, bà con chú trọng tiêm phòng cho vật nuôi, phun khử khuẩn trên 85% diện tích chuồng trại toàn xã. Nhờ việc tích trữ thức ăn, tiêm phòng đầy đủ, chuồng trại che chắn kín đáo, số lượng vật nuôi bị chết rét giảm dần qua từng năm, dịch bệnh được khống chế”. 

Chủ động sớm trước mùa đông năm nay, xã triển khai nhiều phương án phòng, chống đói, rét cho gia súc tới các thôn, xóm, hướng dẫn hộ chăn nuôi cách chống rét cho đàn vật nuôi như: Tuyệt đối không thả rông gia súc khi nhiệt độ thấp dưới 100C, che chắn kín đáo chuồng trại, vệ sinh sạch sẽ, không để đọng nước, tích trữ nhiều thức ăn khô, thắp đèn sưởi hoặc đốt trấu quanh chuồng khi nhiệt độ xuống thấp. Việc tiêm phòng, phun khử khuẩn được triển khai từ sớm, nhất là bệnh lở mồm long móng, viêm da nổi cục. Các trưởng xóm thường xuyên nhắc nhở, theo dõi tình hình cơ sở, báo cáo kịp thời nếu có dấu hiệu dịch bệnh để khoanh vùng, hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân. 

Ông Hà Văn Phiết, Trưởng xóm Tớn Trong cho biết: "Theo sự chỉ đạo của xã, trước diễn biến thời tiết rét đậm, rét hại năm nay, xóm cùng các ban, ngành thường xuyên tuyên truyền, phát trên loa truyền thanh về phòng, chống rét cho vật nuôi, khuyến cáo người dân đưa trâu, bò về chuồng, không thả rông khi trời tối hoặc nhiệt độ xuống thấp. Hướng dẫn người dân xem dấu hiệu bệnh tật của trâu, bò thông qua da, móng, vết loét nhằm kịp thời khống chế dịch bệnh. Nhờ đó, số lượng vật nuôi trong xóm bị thiệt hại sau mỗi mùa đông giảm dần”.

Bà Hà Thị Đứ, hộ chăn nuôi xóm Tớn Trong cho biết: "Những năm trước, do lơ là, chủ quan không phòng, chống dịch, thả rông gia súc tự đi kiếm ăn, sau mỗi mùa đông đều bị sút cân, có con chết rét, gia đình gặp thiệt hại đáng kể. Nhờ được xã tuyên truyền, nhắc nhở, tôi đã xây chuồng trại kín đáo, tích cực trồng cỏ voi, rơm rạ sau khi thu hoạch cất đi không đốt, nhờ đó đàn bò mùa đông năm ngoái không bị chết rét hay sút cân. Tôi cũng đã đề nghị xã phun khử khuẩn, tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn bò từ sớm, theo dõi tình hình để báo cáo kịp thời”.

Theo dự báo thời tiết, tình hình rét đậm, rét hại còn kéo dài, kèm theo mưa phùn, nhiệt độ xuống rất thấp, do đó xã Vân Sơn  đẩy mạnh tuyên truyền người dân phòng, chống đói, rét cho gia súc. Nhận chỉ đạo kịp thời từ các cấp, cập nhật tình hình từ cơ sở để đưa ra biện pháp, dập tắt dịch bệnh trên đàn gia súc nếu có, hạn chế thiệt hại kinh tế cho các hộ chăn nuôi.

 Hoàng Anh


Các tin khác


Khơi dậy sức dân xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tính đến nay, toàn tỉnh có 28 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, riêng năm 2023 có 2 xã được công nhận NTM nâng cao. Để đạt được kết quả này là nhờ sự nỗ lực, đoàn kết, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục