(HBĐT) - Thí nghiệm định kỳ các trạm biến áp (TBA) có vai trò rất quan trọng trong quản lý, vận hành hệ thống điện. Thông qua công tác này giúp ngành điện kiểm tra, đánh giá chất lượng của các thiết bị TBA, phát hiện sai sót trước khi đưa thiết bị vào vận hành. Qua đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị, đảm bảo cấp điện ổn định, nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
Công nhân Điện lực Cao Phong thí nghiệm định kỳ trạm biến áp trên địa bàn quản lý, vận hành.
Thí nghiệm định kỳ các TBA, thiết bị điện là tiến hành công việc thí nghiệm thiết bị điện, hệ thống điện định kỳ sau một khoảng thời gian nhằm đánh giá chất lượng thiết bị, hệ thống hiện tại để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động, nâng cấp, sửa chữa phù hợp, đáp ứng kịp thời kế hoạch sản xuất của đơn vị. Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Phó Giám đốc Công ty Điện lực Hòa Bình cho biết: Trước đây, công tác thí nghiệm định kỳ được thực hiện 2 năm 1 lần, bảo dưỡng TBA thực hiện 3 tháng 1 lần. Các thiết bị máy móc qua một thời gian hoạt động bị bám bụi bẩn, ôxy hóa, các điểm đấu nối có thể bị lỏng. Do đó việc bảo dưỡng đảm bảo toàn bộ hệ thống được sạch sẽ, tất cả các điểm đấu nối sẽ được siết chặt. Thông qua việc bảo dưỡng và thí nghiệm định kỳ đánh giá chất lượng các thiết bị điện cho cái nhìn tổng quan về hệ thống điện hiện tại. Từ đó chủ động phương án vận hành, nâng cấp, sửa chữa phù hợp với kế hoạch sản xuất.
Theo đồng chí Phó Giám đốc, hàng năm, Điện lực các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch để triển khai thí nghiệm định kỳ với các TBA trên địa bàn quản lý. Hiện nay, công ty đang sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị từ 110 kV trở xuống theo phương pháp CBM (Condition Based Maintenance). Đây là phương pháp phân tích sự cố và chấm điểm chỉ số sức khỏe của thiết bị để từ đó tự xây dựng quy trình sửa chữa, bảo dưỡng phù hợp cho máy biến áp và thiết bị đóng cắt 110 kV. Theo đó, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn công ty đã thí nghiệm được 514 TBA, 1 trạm trung gian và 8 trạm cắt. Căn cứ kết quả thí nghiệm định kỳ đã phát hiện kịp thời bất thường nguy cơ gây sự cố hư hỏng của thiết bị và khắc phục ngay 8 máy biến áp; phát hiện tồn tại 127 TBA không đảm bảo tiêu chuẩn quy định và đưa ra các giải pháp khắc phục, đảm bảo vận hành an toàn, ổn định cấp điện. Ngoài ra, công ty đã tiến hành CBM máy biến áp T2 của TBA 110 kV Hòa Bình.
Để nâng cao hiệu quả công tác thí nghiệm định kỳ TBA, Công ty Điện lực Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, phương pháp sử dụng thiết bị đa năng XPD-II thực hiện đo phóng điện cục bộ (PD) các máy biến áp. Bên cạnh đó, công ty tích cực ứng dụng công nghệ vệ sinh hotline (vệ sinh lưới điện không cần cắt điện) tại các thiết bị điện. Với những nỗ lực đó, đã giúp công ty ngăn chặn kịp thời sự cố máy biến áp có thể gây thiệt hại về kinh tế. Đây cũng là một trong những giải pháp để công ty nâng cao chất lượng cung ứng điện, đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn đến khách hàng trên địa bàn tỉnh.
Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin Truyền thông), nhiều thiết bị số phục vụ Chính phủ điện tử (CPĐT) đang sử dụng chưa được kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin (ATTT).
(HBĐT) - Cây xanh là tiêu chuẩn của một đô thị văn minh. Không một đô thị nào có thể thiếu vắng cây xanh. Trong lúc tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở nên bức thiết, thì cây xanh càng có vai trò quan trọng, góp phần hình thành các không gian cảnh quan mang lại giá trị thẩm mỹ và môi trường, sinh thái, đem lại chất lượng sống tốt hơn cho cư dân. Tại các vùng đô thị hóa nhanh, hệ thống cây xanh mới hình thành, tập trung tại các đô thị lớn và trung bình, còn tại các đô thị nhỏ, cây xanh chiếm diện tích không đáng kể. So với các tiêu chuẩn và quy chuẩn thì tỷ lệ diện tích đất dành cho cây xanh còn rất thấp. Việc xây dựng một quy hoạch tổng thể phát triển cây xanh đô thị theo quy định đang là vấn đề cần được tính đến, hướng đến xây dựng môi trường đô thị xanh - sạch - đẹp, cải thiện không gian, chất lượng sống của người dân.
(HBĐT) - Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, từ ngày 19 - 22/7, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa và mưa to tại các địa phương, lượng mưa lớn nhất đạt 216 mm (tại trạm Lũng Vân, xã Vân Sơn, huyện Tân Lạc). Tính đến 15h ngày 22/7, mưa lớn đã gây thiệt hại trên địa bàn 3 huyện: Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn.
(HBĐT) - Xã Hiền Lương (Đà Bắc) có 5/6 xóm tiếp giáp với vùng hồ sông Đà, địa hình bị chia cắt, đa phần là đồi núi có độ dốc cao. Trên 10 hộ dân tại xóm Doi, Ké tiềm ẩn nguy cơ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trong mùa mưa bão. Xác định những khó khăn đặt ra trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), cấp ủy, chính quyền xã quyết liệt vào cuộc, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.
(HBĐT) - Vào mùa mưa bão, ở một số khu vực trên địa bàn huyện Yên Thủy thường bị ngập úng nghiêm trọng, gây thiệt hại về hoa màu và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trong đó, một số xóm thuộc địa bàn 2 xã Đoàn Kết, Ngọc Lương được coi là trọng điểm về thiên tai trong mùa mưa bão của huyện.
(HBĐT) - Ngày 20/7, Sở TN&MT tổ chức hội nghị tập huấn triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2022 cho chuyên viên phòng TN&MT các huyện, thành phố và cán bộ phụ trách môi trường của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.