Năm 2023 là năm Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, do vậy, Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023 cũng tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc đã thành công tại thị trường quốc tế.



Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng và Phó Chủ tịch VCCI Hoàng Quang Phòng phát động giải thưởng Make in Viet Nam năm 2023.

Ngày 12/7, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023.

Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” là Giải thưởng uy tín, chính thức trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) của Bộ Thông tin và Truyền thông để trao tặng hàng năm cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm công nghệ số xuất sắc được nghiên cứu, thiết kế, sáng tạo, sản xuất tại Việt Nam nhằm giải các bài toán Việt Nam và đi ra quốc tế.

Việc tổ chức Giải thưởng này là một trong những hoạt động quan trọng để cụ thể hoá Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/1/2020 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, năm 2023 là năm thứ tư Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đứng ra tổ chức giải thưởng.

Năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông xác định một số quan điểm, định hướng lớn như: Năm 2023 là năm dữ liệu số quốc gia; Năm 2023 là năm tạo ra các kết quả thiết thực; Năm 2023 là năm đưa doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, chinh phục thế giới, đóng góp cho sự phát triển của nhân loại và làm thịnh vượng Việt Nam...



Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức họp báo công bố, phát động Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023.

Chuyển đổi số là cuộc cách mạng toàn dân. Chỉ khi nào toàn bộ người dân sử dụng các nền tảng số, các ứng dụng số để phục vụ việc làm ăn, sinh hoạt hàng ngày thì chuyển đổi số khi đó mới là thành công. Những năm qua, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã phát triển được nhiều nền tảng số, ứng dụng số.

Để khuyến khích và quảng bá mạnh mẽ, đưa các sản phẩm đến với người sử dụng, Giải thưởng năm nay sẽ tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, mang tự hào trí tuệ Việt Nam, có tác động, ảnh hưởng lớn trong việc đưa hoạt động của người dân và doanh nghiệp lên môi trường số, góp phần thúc đẩy chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại Việt Nam.

Đặc biệt, năm 2023 là năm Bộ Thông tin và Truyền thông đồng hành cùng doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài, do vậy, Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023 cũng tôn vinh các doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ, giải pháp công nghệ số xuất sắc đã thành công tại thị trường quốc tế đồng thời khuyến khích, cổ vũ các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tiếp tục khát khao chinh phục thế giới.

Vì thế, ngoài 4 hạng mục được giữ nguyên như năm 2022 là: Sản phẩm số xuất sắc cho chính phủ số; Sản phẩm số xuất sắc cho kinh tế số; Sản phẩm số xuất sắc cho xã hội số; Sản phẩm số tiềm năng, Giải thưởng "Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023 bổ sung hạng mục mới thứ 5 là Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài.

Mỗi hạng mục Giải thưởng sẽ có các giải: giải Vàng, giải Bạc, giải Đồng và top 10.

Hội đồng Giám khảo của Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2023 bao gồm các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ số, các nhà khoa học và các nhà báo CNTT-TT có uy tín, có nhiều kinh nghiệm.

Các sản phẩm, giải pháp công nghệ số đoạt giải giải Vàng, Bạc, Đồng được nhận Cúp, Giấy chứng nhận đạt Giải thưởng. Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông sẽ trao Bằng khen cho đơn vị tham gia đạt giải Vàng. Đơn vị tham gia đạt Top 10 được nhận Giấy chứng nhận Giải thưởng.

Các sản phẩm đoạt giải được Bộ Thông tin và Truyền thông và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hỗ trợ xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tư vấn hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm cho thị trường trong nước và nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông giới thiệu cho các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thử nghiệm, thí điểm; được giới thiệu đến các cơ quan nhà nước tham khảo lựa chọn nhằm phục vụ chuyển đổi số.

Đồng thời, các sản phẩm đoạt giải được ưu tiên xem xét đưa vào Danh mục sản phẩm, dịch vụ CNTT được ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm trong cơ quan nhà nước; Danh sách các dự án tiềm năng kêu gọi đầu tư; ưu tiên hỗ trợ xem xét, đánh giá, công bố nền tảng số quốc gia; hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp...

Thời gian nhận đăng ký và hồ sơ tham gia Giải thưởng từ ngày 12/7 đến hết ngày 12/10. Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 12.

Trong khuôn khổ sự kiện, đại diện các doanh nghiệp công nghệ số có sản phẩm đạt giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” qua các năm như Công ty cổ phần Rynan Technologies Vietnam, FPT Smart Cloud, MISA, NextVision, VMO Holding đã chia sẻ về ý nghĩa giải thưởng và những bước phát triển của sản phẩm sau khi tham gia giải.

Ông Lê Hồng Việt, Tổng Giám đốc FPT Smart Cloud khẳng định, đây là một giải thưởng ý nghĩa, góp phần phát động phong trào tự cường về công nghệ, phát triển những công nghệ cốt lõi để có thể thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Qua đó, giúp cho người Việt Nam có thể tự chủ về các công nghệ cốt lõi.

FPT Smart Cloud đơn vị tiên phong tập đoàn FPT trong việc nghiên cứu, làm chủ công nghệ với nhóm sản phẩm tiêu biểu FPT.AI lọt top 3 nền tảng số xuất sắc 2020 và FPT Cloud vinh dự đạt giải vàng Hạng mục Kinh tế số năm 2022.

Theo ông Lê Hồng Việt, việc đạt được giải thưởng Make in Vietnam tạo động lực cho đội ngũ phát triển sản phẩm liên tục sáng tạo, đổi mới phát triển. Đây là minh chứng cho chất lượng và tạo niềm tin thương hiệu cho sản phẩm.

Kết quả đạt được sau khi đạt giải thưởng là đã giúp tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng người dùng lên gấp đôi sau mỗi năm (200%), mở rộng thị phần, bước đầu đi ra khu vực và thế giới với 15 quốc gia. Từ sản phẩm đoạt giải, FPT đã FPT.AI đã nâng cấp, phát triển tính năng mới, ra mắt thêm 4 giải pháp nâng tổng số, còn FPT Cloud mở rộng từ 50 lên 80 sản phẩm sau 1 năm.

Ông Lê Hồng Quang, Phó Tổng giám đốc thường trực Công ty cổ phần MISA cũng cho rằng, giải thưởng có quy chế lựa chọn rất chặt chẽ, tiêu chí đánh giá khắt khe. Các sản phẩm đạt giải phải chứng tỏ được hiệu năng, giá trị với xã hội. Uy tín của giải thưởng còn đến từ việc các doanh nghiệp, tổ chức đạt giải đã được Ban tổ chức, Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ quảng bá, từ đó gia tăng được lợi ích.

TheoNhanDan



Các tin khác


Ngày 30/4, dự báo tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, hôm nay (29/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt diện rộng. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ngày từ 37,3 - 41 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến từ 44 - 61%.

Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục