Chủ động ứng phó với bão số 1 (tên quốc tế là Talim) có cường độ mạnh và dự kiến đổ bộ vào khu vực Bắc Bộ, trong đó có Thái Nguyên, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành công điện về việc chủ động ứng phó với những diễn biến có thể xảy ra.


Bão số 1 di chuyển nhanh, tiến sát Vịnh Bắc bộ.

Theo đó, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công như: cống dưới đê, tu bổ đê điều, các hồ, đập đang sửa chữa, nâng cấp…; đồng thời, chỉ đạo đơn vị quản lý khai thác, điều tiết, vận hành công trình theo đúng quy định, nhất là hồ Núi Cốc, hồ Gò Miếu, hồ Bảo Linh… Ngành thường xuyên kiểm tra hệ thống đê điều, kịp thời phát hiện sự cố, xử lý ngay từ giờ đầu để đảm bảo an toàn cho công trình khi có mưa, lũ.

Ngành Công Thương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với các mỏ khai thác khoáng sản, bãi đổ thải, hồ chứa bùn thải, nhất là các khu vực mỏ có nguy cơ mất an toàn như: mỏ than Minh Tiến, mỏ sắt Trại Cau, mỏ than Phấn Mễ, mỏ sắt Khánh Hòa, mỏ sắt Tiến Bộ, mỏ sắt Đại Khai, mỏ than Bá Sơn… Sở Giao thông vận tải tiếp tục triển khai công tác bảo đảm an toàn các khu vực có nguy cơ sạt lở trên các tuyến đường thuộc địa bàn tỉnh, đặc biệt là khu vực Đèo So, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa…

UBND các huyện, thành phố chủ động rà soát, sơ tán nhân dân tại các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, đá; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm "bốn tại chỗ” để chủ động ứng phó với mọi tình huống. Cùng với đó, tuyên truyền, cảnh báo người dân tuyệt đối không được tự ý đào, bạt đồi núi để xây dựng nhà ở, làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất, đá. Các cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức trực 24/24 giờ, thường xuyên báo cáo tình hình thiên tai và thiệt hại nếu có về Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

Theo thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, do ảnh hưởng của bão số 1, dự báo từ đêm 17/7 đến ngày 20/7, các khu vực trong tỉnh sẽ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Cụ thể, dự báo lượng mưa phổ biến từ 200 - 300 mm/đợt, có nơi trên 350 mm/đợt. Trong đó, đề phòng mưa với cường suất lớn gây ngập úng đô thị. Thời tiết cực đoan khiến nguy cơ cao xảy ra lũ quét và sạt lở đất từ ngày 18/7 ở các khu vực trong tỉnh; đặc biệt, đề phòng nguy cơ xuất hiện dông, lốc kèm gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Khuyến cáo sử dụng điện an toàn, tiết kiệm mùa nắng nóng

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5, tình hình thời tiết trên cả nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 39 - 40 độ C, có nơi trên 42 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến từ 20 - 35%, thời gian nắng nóng từ 9 -18h. Nắng nóng kéo dài khiến tiêu thụ điện trong sinh hoạt tăng rất cao. Điều này cũng dẫn đến nguy cơ cao xảy ra sự cố lưới điện cục bộ do phải vận hành đầy tải, quá tải ở nhiều thời điểm.

Lúc 13 giờ hôm nay 28/4, tỉnh Hòa Bình ghi nhận nhiệt độ 40,4 độ C

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, ngày hôm nay (28/4), tỉnh Hòa Bình tiếp tục nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt diện rộng. Nhiệt độ lúc 13 giờ từ 37,5 - 40,4 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 25 - 50%.

Thời tiết ngày 28/4: Cao điểm nắng nóng trên cả nước, có nơi lên đến 42 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 28/4, nhiệt độ cả nước tăng nhanh, thời tiết nắng nóng gay gắt, có nơi lên đến 42 độ C.

Bảo vệ môi trường trong phát triển chăn nuôi

Những năm qua, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm đã đem lại hiệu quả kinh tế cho nhiều hộ trong tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại thì vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi gây ra vẫn còn nhiều nhức nhối.

Ứng phó kịp thời, hiệu quả với thiên tai

Cả nước đang gồng mình ứng phó với thiên tai, thời tiết cực đoan. Nắng nóng gay gắt kéo dài ngay trong mùa Xuân dẫn tới khô hạn, thiếu nước nghiêm trọng ở các tỉnh miền Trung, đặc biệt là miền Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục